tinh thần Archives - Nhân Vật Chính https://nhanvatchinh.com/category/tinh-than/ Điểm đến của những người khao khát khám phá bản thân và tìm kiếm những cơ hội mới Wed, 20 Mar 2024 19:44:03 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.1 https://nhanvatchinh.com/wp-content/uploads/2023/07/cropped-11-32x32.png tinh thần Archives - Nhân Vật Chính https://nhanvatchinh.com/category/tinh-than/ 32 32 Cách nhanh nhất để hủy diệt chính mình? Nghĩ quá nhiều. https://nhanvatchinh.com/cach-nhanh-nhat-de-huy-diet-chinh-minh-nghi-qua-nhieu/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=cach-nhanh-nhat-de-huy-diet-chinh-minh-nghi-qua-nhieu https://nhanvatchinh.com/cach-nhanh-nhat-de-huy-diet-chinh-minh-nghi-qua-nhieu/#respond Thu, 21 Mar 2024 00:00:00 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40223 Ai trong chúng ta cũng đang tìm kiếm điều mình mong muốn nhất. Chúng ta tin rằng có được điều đó sẽ mang lại hạnh phúc, Nhưng khi nắm trong tay hạnh phúc rồi, nhiều người bắt đầu phụ thuộc vào nó, còn khi mất đi lại cảm thấy bị tổn thương.

The post Cách nhanh nhất để hủy diệt chính mình? Nghĩ quá nhiều. appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Thực chất, điều khiến bạn đau khổ nhất không phải vì mất đi thứ gì, cũng không phải vì một sự việc, một người nào đó đi ngược lại với mong muốn của mình, chính là cuộc chiến tự thân không ngừng nghỉ trong bạn: Sự tự tiêu hao tinh thần, và nghĩ nhiều quá mức là cách nhanh nhất khiến bản thân kiệt quẹt.

Trong tâm lý học thì có một thuật ngữ đó là tư duy nghiền ngẫm, rumination. Từ rumination có nghĩa là nhai lại, cũng giống như các loài động vật, trâu, bò, dê, cừu, chúng ăn thức ăn vào bụng, ợ lên rồi nhai lại tiếp, sau đó lặp lại chu kỳ này. Người có tư duy nghiền ngẫm là người nghĩ đi nghĩ lại một ý tưởng, một suy nghĩ nào đó, dần dần vướng vào một vòng lặp, nhưng không bao giờ có thể đưa ra một quyết định hay giải pháp cụ thể.

Bạn có bao giờ từng nghĩ những điều như là:

  • Giá như mình cố gắng hơn một chút thì đã không ra nông nỗi này.
  • Giá như mình chọn cách làm đó…
  • Cố gắng học như vậy mà vẫn thất bại, có phải mình kém cỏi không?
  • Sao sếp lại nhìn mình như vậy?
  • Cô ta nói như vậy là có ý gì với mình?
  • Anh ấy hôm nay sao không trả lời tin nhắn của tôi?
  • Mẹ làm như thế là không tin tưởng mình phải không?

Sẽ có vô số những câu hỏi như vậy. Sự nghiền ngẫm thì luôn đi kèm với sự nhạy cảm, thậm chí ngay cả những chuyện nhỏ nhặt cũng khiến bạn nghĩ rất lâu.

Lối suy nghĩ này giống như có sức mê mị của một cơn nghiện, nếu không chú ý sẽ rơi vào tình trạng bối rối, hoang mang, không tìm được lối thoát.

Bên cạnh đó, những cảm xúc tiêu cực mà nó mang lại không khác gì một vũng lầy ngột ngạt, nhưng lại khiến người ta đam mê nó và hao mòn sức mạnh để giải thoát bản thân.

Kết quả là, những lo âu trong cuộc sống hàng ngày trở nên lớn hơn, cuối cùng nhân chìm bạn hoàn toàn.

Vấn đề của bạn là đọc sách quá ít và suy nghĩ quá nhiều. Thực vậy, nhiều người vào ban đêm nghĩ ra hàng nghìn con đường cho tương lai, nhưng lại vẫn đi theo một lối mòn vào buổi sáng hôm sau.

Dương Giáng

Nếu bạn để những lo lắng và suy nghĩ gặm nhắm chính mình mà không có hành động giải quyết thì chắc chắn chúng sẽ ngày càng lớn hơn, cuối cùng đè nặng và khiến bạn ngạt thở.

Không ai có thể giúp bạn vào thời điểm này trừ khi bạn quyết định tung một cú đấm phá vỡ chiếc lồng cảm xúc, thoát khỏi mê cung rối bời của chính mình.

Căn nguyên của mọi phiền não: Nghĩ quá nhiều, làm quá ít

Người nghĩ quá nhiều luôn muốn biết nhiều hơn, muốn cập nhật tin tức, muốn chắc chắn mọi thứ rồi mới bắt tay vào làm. Tuy nhiên, việc mong cầu sự suôn sẻ, phân đấu cho điều hoàn hảo chỉ khiến cho nhiều vấn đề phát sinh hơn.

Những suy nghĩ miên man sẽ khiến bạn cạn kiệt ý chí và thể chất, mà đáng lẽ bạn nên cần nó để giải quyết vấn đề. Cách tốt nhất để ngừng tự tiêu hào tinh thần đó là ngừng nhìn ra thế giới bên ngoài, chuyển hưởng chú ý vào bản thân, tập trung hoàn toàn vào hành động ở hiện tại.

Nếu mất cái này, hãy đi tìm cái khác. Nếu lần này làm không được, hãy tập trung học hỏi cho lần sau. Nếu ông sếp nhìn bạn với ánh mắt thái độ, hãy giải quyết công việc hôm nay của bạn một cách chăm chú nhất. Nếu ai đó nói điều làm bạn tổn thương, hãy đi cắm một lọ hoa, tập thể dục cho thân hình khỏe đẹp hoặc làm việc mình thích.

Nhiều khi một hành động tốt hơn cả ngàn suy nghĩ, một thay đổi còn giá trị hơn nhiều so với những kiên trì vô nghĩa.

Thay vì hành hạ bản thân trong sự tự tiêu hao nội tâm, tốt hơn hết bạn nên dùng hành động để phá vỡ bế tắc này.

Có lẽ nhiều bạn vẫn còn thắc mắc, biết suy nghĩ quá nhiều là không tốt, nhưng vẫn cứ không làm chủ được thì phải làm sao?

Nếu vẫn không thể hành động để thay đổi, lúc này bạn cần phải hiểu được một sự thực đằng sau việc bạn đang tự tiêu hao bản thân đó là suy nghĩ quá nhiều là do vẫn còn kỳ vọng quá nhiều.

Xã hội hiện thực này phức tạp như một mê cung, và nó cũng tượng trưng cho thế giới nội tâm của con người. Chúng ta luôn có những điều mình mong muốn nhất trong một giai đoạn nhất định ở cuộc đời. Đó có thể là một công việc lương cao, một mối quan hệ hạnh phúc, một cơ thể khỏe mạnh, một ngôi nhà đẹp, một lời khẳng định từ người khác, một phần thưởng chiến thắng cuộc thi….

Ai trong chúng ta cũng đang tìm kiếm điều mình mong muốn nhất. Chúng ta tin rằng có được điều đó sẽ mang lại hạnh phúc, Nhưng khi nắm trong tay hạnh phúc rồi, nhiều người bắt đầu phụ thuộc vào nó, còn khi mất đi lại cảm thấy bị tổn thương.

Thực chất đây là một vòng luẩn quẩn đáng sợ trong mê cung. Nếu không tỉnh thức, bạn sẽ dễ dàng lạc vào và không tìm thấy lối thoát. Khi không có được điều bạn muốn có, bạn khao khát nó, khi không đạt được thì bạn nghi ngờ bản thân, oán thán hoàn cảnh. Còn khi có được rồi, bạn dễ mãn nguyện và không chịu thoát khỏi vùng an toàn. Cuối cùng nếu mất đi, bạn lại rơi vào cảm giác hoảng sợ.

Trong suốt quá trình này, có nhiều thứ biến động mà bạn không thể kiểm soát. Bất cứ khi nào điều gì đó bất ngờ xảy ra, và nếu với con tim vẫn còn đặt nhiều kỳ vọng, bạn sẽ bị xâm chiếm bởi cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, từ đó sẽ đi đến thất bại ở nhiều khía cạnh.

Trong cuộc sống, nếu quá chú ý đến kết quả và đánh giá của người khác, chúng ta sẽ bỏ qua bản thân sự việc, gặp nhiều áp lực, suy nghĩ nhiều hơn và tự tiêu hao kinh thần. Ở trạng thái này, mọi thứ thường phát triển theo hướng ngược lại với mong đợi của bạn.

Vì vậy, cách tốt nhất để chấm dứt suy nghĩ quá nhiều là hành động. Cách để duy trì hành động trong tự do và niềm vui đơn giản là thôi không tập trung vào kết quả.

Một khi bạn không còn ôm bất cứ kỳ vọng nào, không còn nghĩ rằng: Tôi nhất định phải thi đỗ trường A, phải đạt kết quả B, tôi nhất định phải chứng minh cho ba mẹ tôi thấy, tôi phải kiếm được nhiều tiền hơn, cô ấy phải yêu tôi hết mình giống như tôi, tôi không muốn bị chê cười, người khác phải coi trọng tôi, v.v…. Thì tự khắc sẽ không có quá nhiều điều phải bận tâm và suy nghĩ đến những thứ liên quan đến nó nữa.

Cho dù việc gì xảy ra, người nào đó nói điều gì với cái giọng gắt gồng hay ánh mắt khinh khỉnh như thế nào, bạn cũng sẽ như bức tường vững chắc, không dễ bị giao động.

Tuy nhiên, buông bỏ kỳ vọng vào kết quả, không có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ việc muốn làm, không có bất cứ ai có thể trói buộc bạn, ngoại trừ bạn.

Buông bỏ kỳ vọng

Buông đi kỳ vọng, bạn sẽ mới có thể thực sự tự do và làm được những việc đem lại giá trị thực sự đối với mình. Về việc bạn sẽ làm gì, hãy tin tưởng một điều rằng, một cái tôi đơn giản, thuần túy, không lẫn tạp âm sẽ dẫn đường cho bạn đi. Đây chính là bí quyết để thành công.

Hãy theo đuổi thành công một cách hên mình, nhưng đừng mong đợi thành công, kết quả thường là sẽ thành công.

Mỗi người chúng ta đều là ngôi sao sáng trong thế giới của mình, nhưng chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi trong thế giới của người khác. Chính vì thế, việc đặt kỳ vọng vào người ngoài và những vật chất hay danh tiếng, địa vị ở thế giới ngoài kia sẽ chỉ khiến cho bản thân sống một cuộc đời tốn công vô ích.

Bạn sẽ thấy việc ngừng đặt kỳ vọng không những là cách cốt lõi để ngừng suy nghĩ quá nhiều, chấm dứt việc tự tiêu hao tinh thần, mà còn có thể giúp bạn thực sự đạt được điều mong muốn trong sự tự do và niềm vui sống. Đến lúc đó bạn chẳng còn lo âu sợ hãi và để tâm quá nhiều đến chuyện được mất nữa, mất thì cũng chẳng sao cả.

Khi có được, nên giữ sơ tâm và ý chí, khi mất đi thì tùy ý. Đừng nghĩ quá nhiều, hãy biến mọi thứ phức tạp thành đơn giản, lập tức hành động và quan trọng là không cần kỳ vọng vào bất cứ ai hay điều gì.

Tôi chỉ làm và không lo lắng về kết quả. Nếu không thành công, tôi sẽ chấp nhận.

Nhưng tôi biết, trong xã hội vẫn luôn có một bộ phận người rất muốn thay đổi mà không thể thay đổi.

Đó thường là những người đang có vấn đề về sự tự tiêu hao tinh thần, như là khủng hoảng lo sợ, trì hoãn, trầm cảm, suy nghĩ quá nhiều….

Khi trong trường hợp như vậy, ban đầu chúng ta sẽ tức giận, nghi ngờ và do dự. Sau đó lấy bình tĩnh qua việc nhìn nhận lại, rồi dũng cảm đi bước thay đổi đầu tiên. Nhưng cách tốt nhất vẫn là hãy tập trung vào hiện tại, buông bỏ bớt kỳ vọng, nghĩ ít đi và làm nhiều hơn.

Có một câu nói rằng, cuộc sống có nghĩa là sống nó, chứ không phải chỉ nghĩ về nó.

Trên hành trình cuộc đời, những bước đi chậm nhất không phải là bước đi nửa vời, mà là cứ đi đi lại lại, quẩn quanh với những suy nghĩ liên miên. Còn bước đi nhanh nhất là xông pha về phía trước, hết mình cho giây phút hiện tại. Đừng nhìn về quá khứ không thể cứu vãn, đừng canh cánh cho ngày mai chưa đến mà bỏ qua vẻ đẹp của phút giây hiện tại.

Đơn giản hóa mọi thứ phức tạp bằng một trái tim không còn bám chấp vào kì vọng ở bất cứ ai hay việc gì. Để cuối cùng bạn sẽ nhận ra cuộc sống này là một quá trình loại bỏ dần dần, tự khắc bạn sẽ biết điều gì không quan trọng, điều gì là quan trọng với bạn,… rồi trở thành một người đơn giản và sống một cuộc đời tự do thực sự.

Người đồng hành tinh thần của bạn

Yêu thương

The post Cách nhanh nhất để hủy diệt chính mình? Nghĩ quá nhiều. appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/cach-nhanh-nhat-de-huy-diet-chinh-minh-nghi-qua-nhieu/feed/ 0
Bật mí về 3 cái TÔI https://nhanvatchinh.com/3-cai-toi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=3-cai-toi https://nhanvatchinh.com/3-cai-toi/#respond Mon, 25 Dec 2023 23:00:00 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40216 Nguồn gốc của những nỗi lo âu ở mọi người là do phóng đại quá mức bản thân, nguyên nhân sâu xa đằng sau sự lo lắng nằm ở sự yêu cầu quá cao của cái tôi siêu ngã trong bạn.

The post Bật mí về 3 cái TÔI appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Trong bạn có tới 3 cái tôi: ID, Ego và Super Ego, nghĩa là cái nó, cái tôi và cái siêu tôi, hay còn được gọi là bản năng, bản ngã và siêu ngã.

Đây cũng chính là mô hình tâm trí quan trọng của trường phái phân tâm học.

3 cái tôi bên trong

Mối quan hệ giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã có thể được minh họa bằng hình ảnh một cỗ xe chở hành khách: Con ngựa có dây cương chính là bản năng, người cưỡi ngựa là bản ngã và hành khách khua tay múa chân ở sau chính là siêu ngã.

Ở đây, bản năng đại diện cho ham muốn. Khi là bản năng, bạn sẽ tuân theo nguyên tắc khoái cảm, hứng thú để hành động và thể hiện bản năng vô thức nhất của con người.

Bản ngã thì đại diện cho lý trí. Khi bản ngã trong bạn làm chủ, nó sẽ cố gắng thay đổi các nguyên tắc hứng thú thành các nguyên tắc thực tế, giúp bạn chịu trách nhiệm giải quyết các công việc trong cuộc sống.

Siêu ngã đại diện cho hướng dẫn đạo đức, nó đưa ra mục tiêu, đánh giá các hành vi khác nhau của bản thân và cũng là cái tôi mà mọi người đều mong muốn trở thành nhất.

Sở dĩ nhiều người thường cảm thấy đau khổ, bối rối và làm gì cũng gặp khó khăn trong cuộc sống là do họ chưa biết cách xử lý tốt mối quan hệ giữa 3 cái tôi này.

Bản ngã và siêu ngã đối đầu với nhau

Bạn có bao giờ thấy mình cũng là một người có điểm mạnh riêng. Bạn cũng đã làm rất tốt nhiều thứ nhưng lại luôn cảm thấy mình không bằng người khác?

Mặc dù bạn rất tận tâm với công việc, nhưng khi gặp một số trở ngại, bạn lại trách rằng tại sao việc gì mình cũng không thể làm tốt?

Và rõ ràng là bạn thân thiện, nhưng khi có mâu thuẫn với người khác thì lại luôn nghĩ rằng bản thân mình không ổn và không xứng đáng được yêu thương?

Nếu bạn đã có rất nhiều lần trong đời nghĩ rằng bản thân mình không đủ nỗ lực, không đủ tốt, không đủ ưu tú, không đủ tự tin, thì hãy nghĩ như sau: Khi một điều gì trong bản ngã phù hợp với siêu ngã, mọi người sẽ cảm thấy vui sướng, nhưng nếu ngược lại, nó sẽ tạo ra cảm giác tự ti hoặc tội lỗi.

Tức là những người có thói quen phủ nhận bản thân, đó là do trong tâm trí họ luôn lý tưởng hóa mạnh mẽ siêu ngã của mình.

Đối với họ, siêu ngã là một cái tôi hoàn hảo, đẹp đẽ, được mọi người mến mộ, nó không bao giờ thất bại và có thể làm tốt tất cả mọi việc.

Tuy nhiên siêu ngã càng được tôn thờ, càng được kỳ vọng hoàn hảo bao nhiêu, thì bản ngã lại càng ghét bỏ bản thân mình bấy nhiêu!

Nếu bạn càng tự ti và thèm khát trở nên lý tưởng hơn về ngoại hình, gia cảnh, học vấn hay nghề nghiệp, thì khoảng cách giữa bản ngã và siêu ngã sẽ ngày càng chênh lệch trầm trọng.

Và khi sự thăng bằng này mất đi, bạn sẽ vĩnh viễn không thể sống là chính mình.

Một nhà văn đã từng nói, con người nhìn chung sẽ có khoảng 10 ưu điểm. Nếu không có cả 10 yêu điểm thì ít nhất cũng sẽ có 3-4 ưu điểm.

Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yêu riêng.

Việc coi thường bản thân một cách mù quáng sẽ chỉ giam cầm bạn trong chiếc lồng tâm hồn chật hẹp của bản ngã, và bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội trưởng thành và biến đổi.

Sự mặc cảm tự ti ở hầu hết mọi người đều được nảy sinh từ sự so sánh.

Những khiếm khuyết đặc biệt về thẻ chất và ngoại hình sẽ khiến mọi người cảm thấy căng thẳng, tự ti.

Loại mặc cảm này cũng do so sánh gây ra, rất khó chữa khỏi.

Tất cả là do bản ngã của bạn đang ham muốn đạt được một cái tôi siêu hoàn mỹ.

Hãy gỡ bỏ kỳ vọng về sự hoàn hảo của cái tôi hoàn mỹ này và chấp nhận con người thật của chính mình.

Bạn càng thèm muốn những điều bản thân không có thì nội tâm bạn sẽ càng thiếu thốn, càng mặc cảm hơn.

Chỉ khi bạn học cách yêu thương con người hiện tại của mình, yêu cả cái tốt lẫn cái xấu, bạn mới có thể kích thích được những tiềm năng thực sự của chính mình.

Rơi vào lo âu là do siêu ngã yêu cầu bản ngã quá cao.

Nguồn gốc của những nỗi lo âu ở mọi người là do phóng đại bản thân quá mức, nguyên nhân sâu xa đằng sau sự lo lắng nằm ở sự yêu cầu quá cao của cái tôi siêu ngã trong bạn.

Bạn sẽ thấy rằng, một số người có siêu ngã đặt ra yêu cầu thấp, nên bản ngã sẽ dễ dàng điều phối mối quan hệ giữa cái tôi bản năng và siêu ngã.

Nếu cả ba cùng chung sống hòa bình thì lòng người sẽ không có lo lắng bồn chồn một cách mù quảng.

Nhưng một số người lại có cái siêu ngã trong mình luôn yêu cầu rất cao. Trong khi đó, khả năng làm chủ bán ngã thì là hạn chế, nó không thể vượt qua những trở ngại của bản năng.

Lúc này cả ba đã giằng co với nhau, khiến ta cảm thấy lo lắng và chán nản trong lòng.

Nói một cách khác, một khi bạn đặt yêu cầu quá cao cho bản thân và không cho phép mình phạm sai lầm, thì sự lo lắng sẽ nảy sinh.

Nếu không được kiểm soát, nó sẽ lan rộng giống như là chất độc, cho đến khi nó chiếm lấy hết toàn bộ tâm trí và hủy hoại cuộc đời bạn.

Nhà tâm lý học xã hội Shalem qua một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có 2 kiểu người.

Kiểu người thứ nhất là người luôn thích tìm kiếm hết tất cả các phương án có thể để chọn ra phương án tốt nhất (được gọi là người lựa chọn cái tốt nhất).

Kiểu người thứ 2 là người chỉ cần tìm được phương án vừa phải là sẽ cảm thấy hài lòng. Họ được gọi là người hài lòng.

Kiểu người thứ nhất thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để lựa chọn và những lựa chọn của họ đưa ra sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều so với lựa chọn của những người dễ hài lòng.

Tuy nhiên, cho dù lựa chọn có hoàn hảo thế nào, thì họ vẫn có thể không hài lòng với quyết định của mình.

Điều đáng buồn hơn nữa là, nhìn một cách tổng thể, so với những người hài lòng thì người chọn điều tốt nhất thường cảm thấy ít hạnh phúc hơn, bi quan hơn, tự ti và có mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn. Họ cũng dễ hối hận, tự trách mình và dễ rơi vào trầm cảm.

Một số nghiên cứu tâm lý đã xác nhận rằng, một người có tâm lý yêu cầu cao sẽ dẫn đến trầm cảm, lo lắng và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn sẽ nghĩ siêu ngã đặt yêu cầu cao với bản ngã sẽ giúp bạn tiến bộ, nhưng không hẳn thế.

Đừng ngại mắc sai lầm

Phạm sai lầm không phải là một điều chúng ta nên tránh.

Một khi sai lầm xảy ra, chúng ta cũng không nên chỉ dùng sự an ủi, xoa dịu bản thân để giải quyết.

Việc phạm sai lầm có thể được khuyến khích và tôn vinh, thậm chí nó còn có thể dẫn đến hiệu suất tốt hơn.

Bạn hãy thử nhớ lại xem, bạn đã phạm sai lầm một cách liều lĩnh khi còn là một đứa bé mới tập nói. Bạn biết hồi đó mình đã nói bao nhiêu lời chẳng có ý nghĩa gì, nhưng bạn có lo lắng không?

Không, bạn không hề lo lắng. Ngược lại, bạn đã dần học được mọi thứ một cách vui vẻ.

Vậy thì bây giờ hãy thử nhớ lại xem, lần đầu tiên bạn hình thành ác cảm với việc phạm sai lầm đến mức lúc nào cũng yêu cầu cao với bản thân và trở nên sợ hãi lạc lõng, đó là khi nào?

Đã đến lúc bạn cho phép bản thân dừng lại và đừng khát khe quá với chính mình.

Hãy để 3 cái tôi trong bạn sống trong hòa bình, thì nỗi lo lắng mới có thể được giải tỏa. Sự tiến bộ thực sự không phải là vừa lo lắng vừa yêu cầu bản thân, mà là đem theo sự chấp nhận bản thân, bước trên hành trình trải nghiệm niềm vui của sự tiến bộ.

Không thể thoát khỏi quá khứ là vì bạn ngã không chấp nhận bản năng.

Nghiên cứu những đứa trẻ 2 tuổi. Khi mẹ chúng bỏ đi, chúng sẽ liên tục ném đồ chơi ra xa, xong rồi loạng choạng nhặt lại. Mục đích của đứa trẻ là để tránh sự bất lực của bản thân và trút bỏ nỗi buồn do sự chia ly gây ra.

Hiện tượng này là sự ép buộc lặp lại.

Khi một người không sẵn sàng chấp nhận sự yếu đuối của cái tôi bản năng, người đó sẽ không thể thoát ra khỏi nhà tù bởi những cảm xúc tiêu cực, và chỉ có thể tiếp tục lặp lại chuyện khổ đau.

Tôi có một người bạn, khi còn nhỏ vì bố mẹ bận rộn đi làm xa, nên bạn ấy thường xuyên bị gửi nhờ sang nhà người khác ở vài hôm.

Có hôm ở nhà họ hàng, có hôm ở nhà hàng xóm. Nỗi sợ hãi về môi trường xa lạ xung quanh và cảm giác bị bỏ rơi mạnh mẽ khiến bạn ấy dần dần không muốn bày tỏ cảm xúc thật của bản thân.

Vậy nên khi lớn lên, bạn ấy thường gặp khó khăn trong mối quan hệ thân mật. Bạn ấy rất ít nhờ đối phương giúp đỡ và chỉ nói ra khi đã giải quyết xong mọi chuyện.

Các mối quan hệ của bạn đều không kéo dài quá lâu bởi vì đối phương cảm thấy bạn ấy quá xa cách. Rõ ràng là bạn ấy rất khao khát có một mối quan hệ thân mật, nhưng lại lo lắng rằng mình sẽ lại bị bỏ rơi, nên trong tiềm thức của bạn ấy đã chọn cách cô lập bản thân.

Đây chính là biểu hiện của việc không chấp nhận cái tôi bản năng yếu đuối.

Khi bạn bị tổn thương, những nỗi buồn, sự tuyệt vọng xuất phát từ bản năng sẽ như là những vết máu bầm đọng lại trong tiềm thức của bạn.

Cho dù bạn cố gắng tránh né, phủ nhận, phòng thủ thì chúng vẫn cứ hết lần này đến lần khác, nhấn chìm bạn vào đau khổ.

Cách duy nhất để có thể thoát khỏi, đó là thành khẩn đối mặt với cảm nhận của cái tôi bản năng.

Một người trải qua đau khổ nhưng nếu không cảm nhận được nỗi đau, trải nghiệm nỗi đau, hòa giải về chính mình thì nỗi đau sẽ mãi không thể nào được giải phóng.

Lý do bạn không thể sống cuộc đời mình mong muốn là vì bản ngã đang nghi ngờ siêu ngã

Chúng ta chỉ là một cá thể biệt lập và duy trì những đặc điểm cá nhân tương đối khác biệt.

Một số người có tính cách nồng hậu, trong khi những người khác lại có tính khí xa cách.

Và khi hòa nhập vào trong một đội nhóm, tính cách cá nhân của chúng ta thường bị nhóm nhấn chìm.

Suy nghĩ của chúng ta sẽ thay thế bởi suy nghĩ của nhóm.

Khi đối mặt với một nhóm người, ít nhiều chúng ta sẽ kiềm chế biểu cảm và kiềm nén cảm xúc.

Bạn mua một món đồ mình thích và muốn đăng lên mạng xã hội để bày tỏ sự vui mừng, nhưng lại sợ người khác chế nhạo mình khoe khoang nên lại quyết định xóa nó đi.

Trong cuộc họp, bạn không đồng ý quan điểm của đồng nghiệp, bạn muốn nói ra quan điểm của mình nhưng lại sợ người khác cho rằng bạn đang cố tình không hợp tác, thế nên bạn chọn cách im lặng.

Và bạn sẽ thấy rằng trong cuộc sống sẽ còn nhiều trường hợp tương tự khác nữa. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi như thế này là do khi một cá nhân tồn tại một mình và tách ra khỏi nhóm, người đó sẽ cảm thấy bản thân mình không hoàn hảo.

Vì vậy, con người sẽ dần dần từ bỏ cái tôi lý tưởng, tức là siêu ngã của bản thân và chuyển sang nhóm lý tưởng mà người lãnh đạo tượng trưng.

Tôi biết thế giới rất rộng lớn và đông người, nên con người sinh ra tâm lý không thể sống mà thiếu đi những kết nối.

~> Việc chúng ta bị choáng ngợp bởi những ồn ào từ thế giới bên ngoài và bị lung lay bởi ý kiến của người khác là điều không thể tránh khỏi.

Những thước đo của sự trưởng thành ở một người không phải là tuân theo tiêu chuẩn của người khác, mà là luôn đi theo con đường riêng của chính mình.

Bạn có bao giờ bắt gặp những người hát không hay nhưng vẫn xung phong lên hát? Có những người nói không giỏi nhưng rất thích phát biểu? Lúc này bạn có nghĩ những người này thực sự thích phố trương hay không?

Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, cũng có nghĩa bạn đã vô thức đi theo tâm lý đám đông rằng chỉ khi bạn thật sự giỏi, thật sự hoàn hảo, bạn mới dám đứng ra thể hiện mình. Nếu không bạn sẽ bị chê cười và bạn khao khát được trở thành ai đó, nổi bật trong đám đông.

Kỳ vọng của người khác sẽ luôn làm lung lay mong muốn của chính chúng ta, nhưng làm thế nào để sự đánh giá của người khác không ảnh hưởng đến chính bạn?

Có một câu nói như thế này: “Tiếng nói từ thế giới bên ngoài chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn thấy không vui thì đừng tham khảo.”

Chúng ta đến với thế giới này không phải là để tìm kiếm sự chấp thuận của người khác, mà để làm những gì mình thích, sống một cuộc sống mà mình mong muốn.

Nhưng đó cũng không phải là để bạn bất chấp mọi thứ, không kiêng nể mọi người xung quanh, làm càn làm bậy, mà là cần bạn có một sự nhận thức đúng đắn về chính bạn khi đứng giữa một tập thể.

Đừng hướng mắt đến một lý tưởng bên ngoài nào khác, dù bạn nỗ lực bao nhiêu cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Thay vì lo lắng về những điều được và mất trong đánh giá của những người xung quanh, tốt nhất là nên tập trung vào những mong muốn bên trong và cố gắng sống theo con đường lý tưởng của chính bạn.

Căn nguyên nỗi đau của con người nằm ở sự không tương thích, giữa ham muốn chủ quan và hiện thực khách quan.

Chúng ta luôn thích phóng đại sự khó khăn của thực tế khách quan, cho rằng mọi nỗi đau đều đến từ những thăng trầm của cuộc sống và sự bất hạnh của hoàn cảnh.

Nhưng thực tế khi biết rằng mình có tới 3 cái tôi, bạn sẽ hiểu được rằng lúc nào cái tôi nào đang chiếm giữ vị trí lấn át và làm bất thăng bằng trong nội tâm bạn.

Chính những mong muốn chủ quan của bản thân mới đóng vai trò quyết định đối với số phận của bạn.

Đừng đắm chìm trong những ham muốn bản năng, đừng nhấn mình vào những kỳ vọng hay sợ hãi của bản ngã khi bị người khác đánh giá. Cũng đừng lạc bước bởi những đòi hỏi sự hoàn hảo quá mức của siêu ngã.

Khi bạn bình tĩnh, bình yên và đủ lý trí, bạn sẽ có thể xây dựng một thế giới nội tâm vững chắc giống như là một kim tự tháp để mạnh mẽ, vững vàng trên con đường vận mệnh của chính bạn.

Người đồng hành tinh thần của bạn

Yêu thương!

The post Bật mí về 3 cái TÔI appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/3-cai-toi/feed/ 0
TRỰC GIÁC ĐÍCH THỰC VÀ TRỰC GIÁC GIẢ MẠO https://nhanvatchinh.com/truc-giac/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=truc-giac https://nhanvatchinh.com/truc-giac/#respond Sun, 26 Nov 2023 11:10:00 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40211 Những lúc suy nghĩ quá nhiều, chúng ta hay nhầm lẫn giữa Trực giác với những hoài nghi và sợ hãi có điều kiện. Và sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến những quyết định tồi tệ trong cuộc sống.

The post TRỰC GIÁC ĐÍCH THỰC VÀ TRỰC GIÁC GIẢ MẠO appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Người hướng nội có trực giác rất mạnh mẽ.

Nhưng đôi khi trực giác là một thứ rất khó hiểu.

Những lúc suy nghĩ quá nhiều, chúng ta hay nhầm lẫn giữa Trực giác với những hoài nghi và sợ hãi có điều kiện.

Và sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến những quyết định tồi tệ trong cuộc sống.

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với bạn 3 mẹo đơn giản để giúp bạn phân biệt giữa Trực giác và hoài nghi, sợ hãi.

Cũng như giúp bạn có được những lựa chọn tốt đẹp và tránh được những lựa chọn tồi tệ trong cuộc sống của mình.

Chọn điều đơn giản

Trong triết học, có một nguyên tắc giải quyết vấn đề được gọi là Occam’s Razor, nói rằng:

Nếu bạn có hai suy nghĩ hoặc ý kiến để giải thích một hiện tượng, hãy chọn suy nghĩ đơn giản hơn

Ví dụ, nếu bạn bị nhức đầu, thì nhiều khả năng là bạn bị cảm sốt hoặc mệt mỏi chứ không phải là có một khối u trong não.

Khi bạn có một vấn đề và phải đưa ra quyết định, hãy lựa chọn cái đơn giản hơn. Sau đó, hãy tìm những dấu hiệu hỗ trợ cho quyết định của bạn.

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, bạn thường bắt đầu tô vẽ và tưởng tượng về các dấu hiệu hay biểu hiện của vấn đề đó. Quá trình này có thể làm cho mọi thứ trở nên rối bời và khiến bạn đau đầu.

Ngược lại, khi bạn có trực giác, bạn sẽ thấy dấu hiệu ở khắp nơi và mọi thứ cũng sẽ trở nên hợp lý một cách hoàn hảo.

Sự đơn giản chính là cốt lõi của trực giác thật sự.

Chọn những gì cảm thấy tự nhiên và dễ dàng

Cả Vũ trụ này đi theo Law of least effort – quy luật ít nỗ lực nhất có thể

Mọi thứ trên đời, từ các hành tinh trong hệ Mặt Trời, đến muông thú, chim chóc, côn trùng,… đều chọn con đường ngắn nhất.

Thậm chí đến cả những giọt mưa cũng có hình cầu vì chỉ có hình cầu mới có diện tích nhỏ nhất có thể.

Nguyên tắc này được ghi sâu vào mọi thứ.

Giống như cây kim la bàn luôn hướng về phía bắc, trực giác của chúng ta sẽ luôn hướng về những điều tự nhiên và ít nỗ lực nhất.

Trực giác là GPS của tâm hồn, nó không dẫn dắt bạn đến những điều mà mọi người nghĩ là tốt, mà đưa bạn đến những điều thật sự tốt cho bạn.

Ví dụ, tôi không đến phòng gym bởi vì tôi phản đối hay chống lại nó, mà là vì đi bộ đường dài và tập luyện nhẹ nhàng khiến tôi cảm thấy tự nhiên và không cần nỗ lực đối với tôi.

Trực giác của tôi ủng hộ việc đi bộ và phản đối việc đi tập gym.

Khi chúng ta tắt hết tiếng ồn từ bên ngoài và lắng nghe tiếng nói nội tâm của mình, nó sẽ chỉ cho ta biết điều gì là tốt nhất cho ta.

Tôi đang nhấn mạnh việc lắng nghe trực giác để tìm ra những hành động phù hợp với bạn nhất.

Bài kiểm tra cuối cùng: Đặt câu hỏi

Khi trước mặt bạn có hai sự lựa chọn, hãy chọn từng cái một và sau đó đặt câu hỏi cho từng lựa chọn đó.

Hãy hỏi bản thân rằng: “Tại sao tôi nên chọn cái này?”

Khi đặt câu hỏi cho trực giác giả mạo, nó sẽ bắt đầu tự vệ bằng cách đưa ra nhiều lý do và giải thích. Nó cố gắng tìm cách trở nên logoc và hợp lý, tương tự như cách một tên trộm đang cố nói dối khi bị bắt.

Ngược lại, khi bạn đặt câu hỏi cho trực giác thật sự, nó chỉ giữ im lặng và không đưa ra lý do hay giải thích gì cả. Thay vào đó, nó chỉ mang lại sự rõ ràng và bình yên.

Điều này làm nổi bật sự chân thật và yên bình của trực giác đích thực so với sự tự vệ hợp lý hóa của trực giác giả mạo.

Ví dụ, khi tôi quyết định tạo blog Nhân Vật Chính này, tôi có hai sự lựa chọn ban đầu:

a. Viết theo kiểu chuẩn SEO. Nhận được vài ngàn lượt nhấp vào cho mỗi bài viết. Phát triển thương hiệu vá nhận của mình.

b. Theo đuổi tiếng gọi từ nội tâm, làm những gì con tim mách bảo, không quan tâm nhiều đến kết quả.

Khi tôi đặt câu hỏi về lựa chọn a, nó đưa ra nhiều lý do và sự quan ngại, như:

  • Mất độc giả
  • Giảm tương tác
  • Giảm lượt thích

Vào thời điểm tôi đưa ra những lý do đó, tôi cảm thấy lo lắng. Và tất cả những lo ngại trên đều hợp lý cả.

Còn khi tôi đặt câu hỏi về lựa chọn b, không có lý do cụ thể nào cả, tôi chỉ có một cảm giác mạnh mẽ rằng đó là điều đúng đắn.

Và bây giờ tôi biết đó là lựa chọn tốt nhất mà tôi đã đưa ra cho trang blog của mình.

Kết luận

Cơ thể của chúng ta có một trí thông minh tự nhiên.

Tâm trí chỉ “có tuổi” bằng bạn, nó chịu ảnh hưởng của thời gian và trải qua trình trình lựa chọn, học hỏi.

Ngược lại, cơ thể bạn đã phát triển qua hàng triệu năm tiến hóa và mang một sự thông minh vượt xa khỏi khả năng hiểu biết của chúng ta.

Cho nên, hãy tin tưởng và lắng nghe cơ thể của mình.

Người đồng hành tinh thần của bạn.

Yêu thương!

The post TRỰC GIÁC ĐÍCH THỰC VÀ TRỰC GIÁC GIẢ MẠO appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/truc-giac/feed/ 0
Có ít hơn 0,001% số người biết điều này https://nhanvatchinh.com/quy-luat-vu-tru/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=quy-luat-vu-tru https://nhanvatchinh.com/quy-luat-vu-tru/#respond Sun, 19 Nov 2023 23:00:32 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40205 Chuỗi nguyên nhân và kết quả sẽ được hình thành dưới sự ảnh hưởng của những nguyên tắc bạn đặt ra và đưa bạn đến đích mong muốn.

The post Có ít hơn 0,001% số người biết điều này appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Chúng ta phấn đấu trong cuộc sống và gặp phải thất bại là bởi vì chúng ta không biết cách áp dụng kiến thức mà những người thành công sử dụng hàng ngày.

Và tôi muốn chia sẻ với bạn một vũ khí bí mật có thể giúp bạn ngừng những chuỗi ngày đấu tranh trong cuộc sống của mình.

Chìa khóa chính

Đây là nguyên tắc bí mật. Nó là công cụ, chứ không phải lý thuyết.

Nhưng muốn áp dụng nguyên tắc này thật hiệu quả, bạn phải hiểu một cách sâu sắc cách sử dụng nó.

Nhân – Quả

Mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân của nó, chúng xảy ra theo quy luật. Cơ hội chỉ là tên gọi của những quy luật không được công nhận; có nhiều quy luật nhân quả và không có thứ gì trên đời có thể thoát khỏi quy luật này.

Nguyên tắc này có thể thay đổi cuộc sống của bạn và cho bạn bất cứ điều gì bạn muốn

Sau đây là 3 cách đơn giản để bạn có thể sử dụng nguyên tắc này để áp dụng chúng vào mong muốn thực tế của bạn.

Tập trung vào kết quả chứ không phải nguyên nhân

Bắt đầu bằng điểm cuối cùng trong tâm trí.

Trực giác của chúng ta hoạt động như một GPS.

Nó có thể đưa bạn đến bất cứ nơi nào bạn muốn.

Nhưng rước tiên, bạn phải đặt ra đâu là điểm đến của mình.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn dang lái xe ở một thành phố mới. Thay vì hỏi đường, bạn có thể bấm ra nơi bạn muốn đến trên bản đồ, trên Google map và chỉ cần đi theo chỉ dẫn để đến nơi.

Hãy định nghĩa những khao khát của bạn bằng những từ ngữ đơn giản. Hãy xác định mục tiêu cuối cùng của bạn.

Nếu bạn muốn giàu có và thành công, hãy định nghĩa bạn muốn có điều đó như thế nào và bạn muốn nhận được điều đó như thế nào. Hãy thật rõ ràng về nó. Hãy nghĩ tới bạn muốn có bao nhiêu tiền, và bằng cách nào bạn có được số tiền đó. Hãy hiểu rõ bạn muốn thành công ra sao, và bjan sẽ đạt được thành công bằng cách nào.

Một khi bạn đã đặt ra điểm đến, hãy bắt đầu lăn bánh.

Hãy kiên nhẫn. Cho đến khi bạn biết mình phải bắt đầu làm gì, hãy bắt tay vào hành động ngay lập tức.

Chuỗi nguyên nhân và kết quả sẽ được hình thành dưới sự ảnh hưởng của những nguyên tắc bạn đặt ra và đưa bạn đến đích mong muốn.

Hiệu ứng Domino

Một dãy domino ngã là ví dụ hoàn hảo cho quy luật nhân quả.

Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có thể kiểm soát quân domino đầu tiên. Và khi quân domino đầu tiên ngã, những quân còn lại sẽ tự động ngã theo.

Ví dụ, nếu bạn quyết định đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày, thì tim, phổi, cơ bắp, hệ tiêu hóa, xương, và sự dẻo dai của bạn đều sẽ tự động được cải thiện theo. Và việc đi bộ mỗi ngày chính là quân domino đầu tiên của bạn, cũng là thứ duy nhất bạn có thể kiểm soát và quyết định.

Quân domino đầu tiên chính là chìa khóa.

  • Dậy sớm
  • Thiên trong 10 phút
  • Viết journal mỗi ngày
  • Tập thể dục
  • Không ăn vặt
  • Không sử dụng điện thoạt trong một tiếng sau khi thức dậy mỗi sáng

Tất cả những điều trên đều là quân cờ domino nhỏ bé đầu tiên có thể mang lại những thay đổi to lớn tới cuộc đời bạn.

Do đó, hãy lựa chọn quân domino đầu tiên của bạn một cách khôn ngoan và cẩn trọng, và luôn ghi nhớ đích đến cuối cùng trong đầu mình.

Nó sẽ xảy ra, nhưng không xảy ra như kế hoạch của bạn

Có rất nhiều người từ bỏ rất sớm những điều họ mong muốn bởi vì họ không hiểu phần cuối cùng của quy luật này.

Có rất nhiều cấp độ nguyên nhân, nhưng không cái nào có thể thoát khỏi quy luật

Nếu bạn đã đặt ra ý định cuối cùng cho thứ bạn muốn và cũng đã chọn được đâu là quân domino đầu tiên, bạn sẽ tới được đó.

Đó là quy luật.

Nhưng một chính xác như ý bạn muốn.

Ví dụ, khi Elon Musk bắt đầu với Tesla, mọi người nghĩ rằng ông sẽ thất bại. Cả một nền công nghiệp ô tô đã chống lại ý tưởng xe chạy bằng điện.

Thậm chí cả nhà đầu tư thiên tài Warren Buffet cũng nghĩ vậy.

Nhưng Elon Musk hiểu rõ những quy luật hoạt động như thế nào.

Có thể nhiều thứ đã không xảy bra như kế hoạch của Elon, nhưng ông ấy vẫn hướng về mục tiêu cuối cùng của mình.

Và bây giờ, ông ấy là người đàn ông giàu nhất hành tinh.

Đều là do ông đã một lòng tin vào trực giác của mình.

Có thể một ngày nào đó, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách mở khóa sức mạnh của trực giác. Nếu bạn có hứng thú, hãy để lại comment bên dưới cho tôi biết nhé. Nếu nhiều bạn quan tâm, tôi sẽ cân nhắc nói về chủ đề này.

Chuỗi nguyên nhân – kết quả luôn luôn bắt đầu chuyển động ngay khi bạn xác định rõ ràng ý định của mình. Nhưng chuỗi này lại là một thữ mà tâm trí con người chúng ta khó có thể hiểu được.

Nhưng suy cho cùng, không có gì có thể thoát được khỏi quy luật.

Đặt ra mục tiêu, hiểu rõ ý định, biết cái đích cuối cùng bạn muốn tới, chọn quân domino đầu tiên, và sau đó, chỉ cần để mọi thứ diễn ra,…

Tin tôi đi, bạn sẽ đến được nơi bạn muốn đến.

Kết luận

Mặt Trời xoay quanh trung tâm dải ngân hà.

Trái Đất thì xoay quanh Mặt Trời.

Vũ trụ đôi khi trông như một đống hỗn độn, nhưng thật ra nó hoạt động tuân theo các quy luật được thiết lập từ hàng tỷ tỷ năm trước.

Cơ hội chỉ là cách gọi của một quy luật nào đó chưa được đặt tên và công nhận.

Tâm trí con người không thể hiểu hết được mọi thứ trên đời này hoạt động như thế nào.

Nhưng nếu bạn tuân theo quy luật của vũ trụ, mọi thứ đều có thể xảy ra.

Người đồng hành tinh thần của bạn,

Yêu thương!

 

 

 

 

The post Có ít hơn 0,001% số người biết điều này appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/quy-luat-vu-tru/feed/ 0
Không quay lại với người yêu cũ https://nhanvatchinh.com/khong-quay-lai-voi-nguoi-yeu-cu/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=khong-quay-lai-voi-nguoi-yeu-cu https://nhanvatchinh.com/khong-quay-lai-voi-nguoi-yeu-cu/#respond Mon, 23 Oct 2023 00:00:00 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40135 Cảm giác bạn đang trải qua lúc này là một ảo tưởng. Đó là một ảo ảnh tạo ra bởi tâm trí của bạn mà thôi...

The post Không quay lại với người yêu cũ appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Bạn đang trải qua một cuộc chia tay và cảm giác rất đau khổ tồi tệ.

Bạn muốn người yêu cũ quay lại.

Bạn ước gì bạn có thể quay ngược thời gian để giữ anh ấy hoặc cô ấy bên cạnh.

Bạn chỉ ước rằng nếu giá như có một điều nhỏ thay đổi trong quá khứ, giá như bạn làm khác đi một chút hoặc anh ấy và cô ấy làm khác đi một chút thì mọi chuyện sẽ không xảy ra đến mức này, hai bạn sẽ không phải chia tay.

Và bạn cảm thấy dằn vặt, bạn không thể vượt qua sự giày vò này. cảm giác này đối với bạn thật sự kinh khủng, giống như bạn trải qua một cơn ác mộng mà vẫn chưa tỉnh giấc được.

Và sự đau khổ bủa vây và nhấn chìm bạn mỗi ngày.

Nếu bạn đã hoặc đang trải qua những cảm giác đó, bài viết này là dành cho bạn.

Từ bỏ người yêu cũ như thế nào

Trước đây tôi cũng từng thất tình, không phải là một mà là rất nhiều lần.
Sau mỗi cuộc chia tay, tôi đều học được một điều gì đó, và tôi đã không để những cuộc chia tay đó của mình trở nên vô nghĩa.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng cuộc chia tay để thực sự tiến lên trong cuộc sống, để bạn không còn phải sống trong sự đau khổ, đáng thương, thiếu thốn, phụ thuộc mà bạn đã từng khi bạn ở trong một mối quan hệ nữa.

Cuộc chia tay của bạn và người đó không xảy ra 1 cách tình cờ.

bạn có thể nghĩ có điều gì xảy ra dẫn đến chia tay. Vd: do anh ấy chuyển đến một thành phố khác, một quốc gia khác. Do có người thứ 3 xuất hiện, do anh ấy không nhớ ngày quan trọng, do tình cảm nhạt dần,… bla bla bla…

Nhưng không, đó không phải là lý do dẫn đến chia tay.

Mà bởi vì có một sự yếu đuối, sự không đủ đầy ở bên trong mà bạn cần phải giải quyết nó. Vì sự thiếu hụt đó mới dẫn đến chia tay.

Mà dù đó là gì đi nữa thì đó vẫn là điều cần phải xảy ra.

Những mối tình trước đã dạy tôi biết cách cư xử trong tập thể, tôi trở nên khá thu hút và tôi luôn được chú ý. Đó là sức hút đặc biệt mà tôi đã rèn luyện cho mình từ những cuộc chia tay trước.

Nhưng vì có một thời gian tôi đã quá chú trọng vào sự nghiệp mà tôi đã bỏ quên những khía cạnh khác trong đời sống tinh thần. Tôi đã không rèn luyện sự bình tĩnh và không tập trung vào phản ứng của mình một cách có ý thức.

Do đó khi bước vào tình yêu mới, tôi mất sự sáng suốt và hành động mà không cần suy nghĩ, và tôi để cho bản năng điều khiển mình.

Mà bản năng của con người thì bạn biết rồi đó, là không kiềm chế được cảm xúc và bị cảm xúc điều khiển. Cho nên những gì bực bội khó chịu, tôi đều đổ lên đầu người yêu tôi.

Và đó là một sai lầm khủng khiếp nhất mà bất cứ ai khi phạm phải đều đối diện với một cái kết thúc đau đớn: mất đi tình yêu thương từ người đó,…

Thì cái gì đến cũng phải đến thôi, chúng tôi chia tay.

Mà cả hai vẫn còn yêu.

Nhưng sự khác nhau là, dù còn yêu, nhưng anh ấy quyết định bắt đầu tập trung vào sự nghiệp của mình, còn tôi thì cảm thấy thiếu thốn và luôn cần anh ấy quay trở lại.

Như những lần trước, tôi cũng nghĩ đó chỉ là giận dỗi bình thường… rồi thế nào người ta cũng sẽ về lại bên mình, chiều chuộng yêu thương mình như trước, trong lòng tôi luôn đinh ninh điều đó.

Cho tới thời điểm tôi thấy tôi quá thiếu thốn tình thương và quá cần tình thương của người ta, nhưng người ta gần như là từ chối những gì mà tôi muốn trao đi và xác nhận tôi là người yêu cũ.

Đó là khoảnh khắc tôi hoàn toàn suy sụp, nhưng trong lòng tôi vẫn có một hy vọng, tôi vẫn cố huyễn hoặc bản thân rằng đó không phải là vấn đề lớn và tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn có thể vượt qua được điều này và quay trở lại như trước kia.

Nhưng sau đó tôi thấy trên mạng xã hội, anh ấy đang thích một người con gái khác và rất hào hứng với những chia sẻ của cô ấy.

Nó như một cú công kích vào trái tim tôi. 

Vì thật sự trong lòng tôi nghĩ là anh ấy vẫn còn yêu thương tôi và chỉ có tôi trong lòng mà thôi.

Nhưng sau đó tôi nhận ra, chúng tôi đã kết thúc rồi, đã thực sự kết thúc rồi.

Tại thời điểm đó tôi rất bất an về bản thân mình.

Trí tuệ cảm xúc của tôi quá kém. Tôi đã không có đủ kinh nghiệm như tôi nghĩ. Tôi cũng không có đủ những kỹ năng cần có để vượt qua điều này.

Thật ra là tôi có, nhưng tôi đã bỏ bê nó quá lâu và không rèn luyện, không thực hành nó thường xuyên để duy trì kỹ năng này cho nên nó bị mất đi.

Vào thời điểm đó tôi cảm thấy rất tồi tệ và khổ sở khi phải nhìn thấy người mà tôi còn yêu thương đã không còn quan tâm và chú ý đến sự tồn tại của tôi nữa.

Tôi đã thật sự nghĩ rằng, anh ấy là người tốt nhất trên đời và tôi sẽ không thể tìm được người nào khác tốt hơn anh ấy.

Nếu như tôi có thể ở bên anh ấy thì cuộc đời tôi sẽ thật tốt đẹp rồi. Mọi thứ sẽ diễn ra thuận lợi và chúng tôi sẽ hạnh phúc mãi mãi.

Và tôi tự trách mình tại sao bản thân mình lại gây ra những cái lỗi lầm đó khiến anh ấy rời xa tôi.

Tôi hối hận, và tôi ước giá như tôi có thể quay ngược lại thời gian để thể sửa đổi, để có những hành động và phản ứng đúng đắn hơn.

Ngay chính thời điểm đó, mỗi ngày tôi vẫn sống trong sự giày vò, đau khổ và không ngừng nghĩ về cách làm sao để có thể có ngta lại trong cuộc đời

Trong tâm trí tôi, tôi nghĩ theo nghĩa đen là anh ấy rất là người tốt.

Vì vậy tôi nghĩ đó là một cơ hội hiếm có mà tôi đã làm mất.

Tôi đã đánh mất cơ hội được ở bên người đàn ông tốt.

Tôi cảm thấy rất tồi tệ vì điều đó.

Nhưng tôi đã có một quyết định rất quan trọng và quyết định này làm chuyển hướng toàn bộ cuộc đời tôi, như một chiếc xe lửa bị trật đường ray và rẽ sang một hướng khác mà hoàn toàn không có sự chuẩn bị trước.

Nó giống như một cú giáng xuống làm tôi thay đổi hoàn toàn nhân sinh quan, giá trị quan của mình.

Thời khắc quyết định

Đúng là tôi muốn người ta quay lại. Nhưng sau đó tôi nghĩ là: nếu như tôi không còn muốn anh ấy quay lại nữa, thì sẽ thế nào ta?

Và câu trả lời là:

  • Tôi sẽ có thể kiểm soát được định mệnh của mình và khiến những điều tôi mong muốn có thể xảy ra theo ý của tôi.
  • Tôi sẽ không trao định mệnh của mình vào tay của một đấng quyền năng nào đó nữa. Vì điều đó rất đau đớn và tôi nhận ra bản thân mình không còn muốn để cho sự đau đớn đó tiếp diễn nữa.

Tôi thấy người ta đang tốt hơn mỗi ngày, người ta đang hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày từ khi rời xa tôi, thì tại sao tôi lại phải tồi tệ đi mỗi ngày như vậy?

Điều đó có công bằng hay không?

Chắc chắn là không!

Tôi không thể mỗi ngày mỗi tệ đi trong khi người ta đang ngày một tốt hơn, ít ra, tôi không cho phép điều đó xảy ra, lòng tự trọng của tôi không cho phép.

Tôi nghĩ đến cảnh, đến khi người ta nhìn lại, thấy tôi không có gì thay đổi và tiến bộ, người ta sẽ cảm thấy rời xa tôi là quyết định đúng đắn.

Và tôi quyết tâm không để điều đó xảy ra. Tôi muốn khi nhìn lại người ta phải tiếc nuối, phải ao ước, hoặc ít ra phải tôn trọng tôi.

Và muốn làm được như vậy, con đường duy nhất tôi có thể đi chỉ có thể là tập trung vào bản thân và phát triển bản thân lên một tầm cao mới.

Thật ra cuộc chia tay này đã để lại cho tôi nhiều cú sốc tới nỗi tôi đã phải chuyển hướng hoàn toàn cuộc đời mình.

Nhưng đó không phải là một sự tra tấn tinh thần mà là nuôi dưỡng tinh thần.

Hướng vào bên trong.

Đó cũng là thời gian tôi tìm đến chánh niệm và nâng cao nhận thức của mình về cuộc đời và sự sống.

Tôi bắt đầu đọc sách mỗi ngày, khai thác toàn bộ tiềm năng trong con người tôi và đã thật sự vực tôi dậy thành một phiên bản mà tôi không bao giờ ngờ tới tôi có thể đạt đến trình độ này.

Trước đây tôi cũng có kinh nghiệm về mối quan hệ, nhưng nó chưa sâu sắc.

Và đó là một phần thưởng quý giá giúp tôi chạm đến những ước muốn sâu sắc nhất trong tâm mình.

Tôi đã thay đổi đáng kể từ đó kể từ khi tôi đưa ra quyết định này. Nhưng điều mấu chốt là: Thay đổi không phải để quay lại với anh ta mà là để quên anh ta và tập trung vào tương lai. 

Tận dụng nỗi đau tốt

Bạn đang trong một thời điểm cực kỳ đau đớn và bạn muốn kết thúc nỗi đau này bằng cách quay lại với người yêu cũ.

Nhưng nên nhớ: những gì bạn đang phải trải qua ngay bây giờ, có thể rất đau đớn, nhưng đó là một nỗi đau tốt.

Đó là một khởi đầu tốt mà bạn đang có, bạn đang được trao một cơ hội chứ không phải là một sự mất mát.

Và đó là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi mà một nỗi đau tốt xuất hiện và bạn phải nhận ra nó.

Nếu không nhận ra bạn sẽ không bao giờ vượt qua được nó, bạn phải chịu đựng mãi mãi.

Bạn đang cảm thấy thiếu thốn và cô đơn và thất vọng đó là những cảm xúc đang giày vò bạn.

Nếu bạn cảm thấy tức giận, tốt.

Tôi muốn bạn tận dụng cảm xúc tức giận này.

Hãy nhận ra rằng chia tay là một điều tốt, nó không phải là một điều xấu.

Và nếu bạn cảm thấy đau đớn và khổ sở thì càng tốt hơn nữa.

Bạn không chia tay một cách tình cờ, bạn chia tay vì một lý do tốt.

Có sự yếu đuối bên trong bạn và bạn cần phải khắc phục và cải thiện.

Đó là những lỗi lập trình bên trong tính cách bạn mà bạn cần phải nhận ra.

Và chỉ có chia tay mới giúp bạn học được những điều đó. Bạn cần phải hiểu bản thân.

Cuộc chia tay của bạn có thể xảy ra vì 100 lý do khác nhau. Và những gì bạn cần làm là khám phá ra lý do tại sao mối tình này tan vỡ.

Đây là trách nhiệm của bạn nên đừng đổ lỗi cho người kia.

Nhận toàn bộ trách nhiệm về bản thân và học những bài học đó.

Nhận diện vấn đề

  • có thể là do bạn thiếu thốn tình cảm
  • bạn luôn cần được quan tâm chú ý
  • bạn quá rảnh rỗi, bạn không có chuyện gì làm nên luôn cần người ta phục vụ cho niềm vui của bạn…
  • bạn thiếu tự tin và sợ mất người yêu
  • bạn giận dỗi để muốn được dỗ dành
  • bạn đòi chia tay vì bạn muốn có cảm giác được năn nỉ và cần đến.
  • bạn quá cô đơn
  • bạn quá tệ về mặt nào đó
  • bạn không biết nuôi dưỡng mối quan hệ
  • bạn không hiểu ngôn ngữ tình yêu của đối phương
  • bạn không đáp ứng những nhu cầu tình cảm và không chịu mở lòng lắng nghe và thấu hiểu.
  • Bạn chỉ biết đòi hỏi mà không chịu cho đi.
  • Hoặc cũng có thể người kia không chịu nổi một số tính cách nào đó của bạn
  • bạn làm cha làm mẹ, hở ra là giận và người ta không ưa cái nết đó.
  • bạn thiếu kiến thức về người khác phái, không hiểu cách đàn ông và đàn bà suy nghĩ,…

Hàng tỷ lý do ẩn đằng sau cuộc chia tay, hãy ngồi xuống, nhốt mình hàng giờ cho đến khi tìm ra được lý do chia tay, nhận diện được vấn đề dẫn đến sự đổ vỡ, xác định nó, càng sâu càng tốt.

Sau đó, không phải chỉ nhận dạng ra được vấn đề là xong, mà bạn phải cam kết thật sự sửa chữa những khía cạnh sai lầm này.

Đó là điều bạn nên làm. Bạn thực sự đang tận dụng cuộc chia tay để tạo ra một bước ngoặt trong cuộc sống của mình.

Nhìn rõ bức tranh toàn cục

Có hai sự lựa chọn ở đây:

Một là bạn tiếp tục sống, bạn thấy thoải mái với những việc bạn đang làm. Không có gì thay đổi nhiều trong cuộc sống ngoại trừ out khỏi mối quan hệ vừa rồi.

Hai, bạn quay lại với mối quan hệ cũ như bạn muốn ngay lúc này chỉ vì bạn cảm thấy cô đơn và cần được yêu thương,..  thì cuộc sống của bạn sẽ không có gì thay đổi.

Nó chỉ tiếp tục y hệt như vậy. 

Bạn sẽ không học được gì nhiều.

Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất thời.

Đúng vậy, nó sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu, nhưng bạn chỉ đang tiếp tục trên cùng một quỹ đạo, không có gì đột phá, không có gì thay đổi đáng kể hết.

Bạn vẫn là bạn với một mớ thói hư tật xấu sẵn sàng chờ ở đó cho đợt công phá tiếp theo.

Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu lớn cho bản thân theo cách mà tôi sẽ chỉ cho bạn trong phần tiếp theo, bạn có cơ hội thực sự nâng cao cuộc sống của mình, tăng tốc, biến nó này thành thứ mà bạn có thể nhìn lại sau hai, ba, năm hoặc mười năm tới và nói: “Cảm ơn trời phật, chia tay người yêu cũ là điều tốt đẹp nhất đã từng xảy ra với tôi.”

Và tôi không chỉ nói cho có. Tôi nói như vậy vì ngay lúc này khi tôi nhìn lại vào cuộc chia tay của tôi, tôi cảm thấy như vậy.

Nếu người ta quay lại với tôi, nếu cho tới giờ tôi còn vẫn ở bên anh ấy, đó sẽ là điều tồi tệ nhất vì tôi sẽ vẫn là con người với bản chất yếu đuối của mình mãi mãi.

Những điều cần làm

Bạn sẽ đặt ra một số kế hoạch thiết thực cho bản thân. Tôi sẽ đưa ra một số ý tưởng về những gì bạn nên tập trung vào. Đây là một cơ hội để bạn phát triển bản thân.

Hãy tự đánh giá và hỏi mình:

  • Có gì mình chưa hài lòng trong cuộc sống và cần phải sửa chữa và cải thiện không? Nếu có, hãy bắt đầu thực hiện.

Học cách thu hút

Đặc biệt là nếu bạn là đàn ông, hãy học cách thu hút phụ nữ.

Đây là vô cùng quan trọng. Vì nếu bạn chỉ là người đàn ông bình thường, vấn đề của bạn là bạn không có nhiều cơ hội lựa chọn phụ nữ.

Bạn không gặp được những người phụ nữ chất lượng mà bạn muốn. Bạn không tiếp cận được phụ nữ và phụ nữ cũng không bao giờ tiếp cận bạn.

Vì vậy, bạn có rất ít cơ hội.

Điều này sẽ càng làm bạn cảm thấy thiếu thốn và cần được yêu thương.

Khiến bạn cảm thấy không tự tin về bản thân. Vì vậy, học cách thu hút phụ nữ.

Nó không phải là đi tán tỉnh khắp nơi rồi cố nói ra những lời ngu ngốc sáo rỗng, mà là thay đổi từ bên trong.

Nếu bạn là phụ nữ, thì việc thu hút đàn ông không phải là công việc chính của bạn. Bạn có thể thu hút thông qua ngoại hình của mình, thông qua cách bạn giao tiếp và hành xử.

Vì tôi tin chắc có rất nhiều phụ nữ chuyên gia nói ra những điều trái ngược với mong muốn trong lòng họ và đó cũng là điều khiến họ hối hận sâu sắc nhất.

vd: chia tay đi, anh đi theo con đó luôn đi. đừng bao giờ gặp lại nhau nữa. em không muốn nhìn thấy anh nữa…

sau đó, khi người đàn ông làm theo những gì bạn nói, bạn lại rơi vào trạng thái đau khổ và đổ hết lỗi lầm lên đầu người ta trong khi ngay từ đầu là từ bạn mà ra.

Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu một chút về những gì đàn ông thực sự thích. Thay vì tin chắc vào những gì bạn nghĩ họ thích, bởi vì họ có thể không thực sự thích những điều bạn nghĩ họ sẽ thích. Điều này sẽ khiến bạn mở mang tầm mắt.

Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ.

Sau khi thu hút được người đó, bạn cần biết trong mối quan hệ này, bạn gặp khó khăn ở đâu, những gì đang cản trở, khiến cho mối quan hệ của bạn phát triển không lành mạnh?

Vd: Bạn gặp vấn đề trong việc hành xử, bạn không biết làm thế nào để giao tiếp tốt với đàn ông hoặc phụ nữ. Bạn nói ra câu nào là gây mất hứng câu đó.

Và bạn có thể cải thiện điều đó.

Có nhiều sách bạn có thể đọc, video bạn có thể xem, bạn có thể nói chuyện với những người có kinh nghiệm, có những khóa học và buổi tư vấn có sẵn để bạn cải thiện những gì còn thiếu sót. Ví dụ như đăng ký một buổi tư vấn với tôi.

Có rất nhiều sách đã viết về chủ đề này, về cách giao tiếp hiệu quả trong một mối quan hệ, cách hiểu nguyên tắc cốt lõi để mối quan hệ diễn ra tốt đẹp, bởi vì điều này không xảy ra tự nhiên.

Trở nên thành thạo và hạnh phúc trong mối quan hệ không phải là điều xảy ra tự nhiên.

Điều tự nhiên xảy ra là hầu hết các mối quan hệ đều đi đến hồi kết.

Vì vậy, nếu bạn muốn một mối quan hệ hạnh phúc và lâu dài, bạn phải bỏ công sức vào đó, nỗ lực xây dựng nó.

Tập trung xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho chính mình.

Một phần lý do khiến người khác không muốn ở trong mối quan hệ với bạn, hoặc khiến người yêu rời bỏ bạn, có thể do bạn không có cuộc sống ổn định và đáng mơ ước.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải có một cuộc sống hoàn hảo và trở thành người thành công vượt bậc.

Mà là bạn có những vấn đề trong cuộc sống và bạn phải thu dọn đống rác đó.

Nó có thể xuất phát từ việc bạn thiếu mạng lưới quen biết, không có nhiều bạn bè trong cuộc sống, cảm thấy cô đơn và cần được yêu thương mọi lúc mọi nơi.

Chính cái cảm giác cô đơn và cần yêu thương này khiến bạn trở nên quá dựa dẫm vào người yêu, làm cho họ cảm thấy không thoải mái và họ quyết định rời bỏ bạn.

Hoặc có thể là do bạn không có 1 mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống, không đam mê công việc, lười biếng và không có chí cầu tiến.

Bạn có thể không có đủ tài chính như bạn muốn. Người đó của bạn có thể nhận thấy điều này và nó có thể làm giảm sự coi trọng bạn trong mắt họ.

Một số người không muốn ở bên những người lười biếng, những người không có đam mê và không nhiệt huyết trong cuộc sống. Nhìn nhưng người như vậy rất chán đời và mệt mỏi. Và cái năng lượng xấu đó không ai muốn tiếp xúc hết á.

Vì vậy, họ rời bỏ bạn.

Có thể là do bạn không có những sở thích nào hay ho, tính cách thì không độc đáo.

Bạn không có bất cứ điều gì thú vị để làm và để chinh phục, điều đó có thể làm cho bạn trở thành người mệt mỏi, nhàm chán và thiếu sức sống khi ở bên.

Có thể bạn rất tiêu cực.

Có thể bạn có rất nhiều vấn đề từ tuổi thơ nên bạn không có điều gì tươi sáng và hào hứng trong cuộc sống hiện tại.

Nỗi đau trong quá khứ mà bạn còn ôm đến tận bây giờ mà nó chưa được chữa lành. Đó là một điều rất tinh vi mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra được.

Bạn không xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc và đầy màu sắc.

Vì vậy, anh ấy hoặc cô ấy dễ dàng nhận thấy điều này là do bạn luôn cáu kỉnh, cay nghiệt và không hạnh phúc tự thân, và điều đó khiến mối quan hệ của bạn trở nên ngày càng tồi tệ.

Chính vì thế, hãy tập trung vào cuộc sống của bạn.

hãy phấn đấu làm sao để có một sự nghiệp tốt, ổn định tài chính, cải thiện những kỹ năng và đặc biệt là, chăm sóc sức khỏe. Tôi có thể nói, điều quan trọng nhất một phụ nữ có thể làm để thu hút đàn ông và giữ họ say đắm là tập trung vào sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mình.

Một mũi tên trúng hai con nhạn.

Vì bạn làm điều này không chỉ vì người đàn ông mà còn vì bản thân và sức khỏe dài hạn của bạn.

Tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng giúp bạn tự tin hơn, tăng sức hấp dẫn và sự tự tin trong mối quan hệ. Đó là điều tôi đã tự khám phá ra.

và điều này cũng áp dụng cho nam giới. Các cô gái đa phần đều thích đàn ông có cơ bắp sáu múi. Đừng nói chi phụ nữ, ngay cả đàn ông cũng thích cái điều đó. Họ thầm ngưỡng mộ những người đàn ông sáu múi khác và ước mình cũng vạm vỡ như vậy, vì họ nghĩ như vậy sẽ trông nam tính và mạnh mẽ hơn.

Cho nên, hãy làm những gì tốt nhất cho bản thân mình

– Hãy tìm những sở thích thú vị, những việc mà bạn đam mê và yêu thích.

– Xây dựng một mạng lưới tốt để bạn có cuộc sống hạnh phúc.

– Có bạn bè thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Nếu bạn không có bạn bè, bạn không cần phải ép mình tìm kiếm. Ví dụ, đối với tôi, việc có bạn bè là không hề quan trọng, vì tôi biết cái gì sẽ làm tôi hạnh phúc. Bạn không cần thiết phải có bạn bè, nhưng hãy đặt những mảnh ghép nào mà có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc vào cuộc đời mình

CƠ SỞ CỦA SỰ HẤP DẪN

Và bây giờ, hãy đặt mình vào tư thế đó là “không phải tôi làm tất cả những điều này chỉ để thu hút một cô gái hoặc một chàng trai”.

Không, bạn đang làm điều này để trở thành phiên bản tốt nhất của mình, để làm cho bản thân bạn hạnh phúc.

Khi bạn hạnh phúc, tự tin và bình an bên trong, người khác sẽ bị thu hút bởi điều đó, đó chính là cơ sở của sự hấp dẫn.

Chúng ta ai cũng thích những người như vậy. Những người mà nhìn vô một phát là thấy họ bình an, họ hạnh phúc, họ rạng rỡ và đầy sức sống. Bạn có biết tại sao ai cũng thích những người như vậy không? Vì những người đó rất hiếm có trong cuộc sống.

Bạn ra đường, bạn chỉ toàn gặp những người mệt mỏi, dám mặt vào điện thoại, stress, lo âu, buồn chán, ủ rũ, sợ hãi, giận dữ,… chứ hiếm khi bạn gặp được một người thực sự hạnh phúc, thành công và đang làm những điều mình yêu thích trong cuộc sống.

Và khi bạn gặp phải một người như vậy, bạn không có cách nào rời mắt khỏi họ.

điều đó thật sự rất rất thu hút.

Những người đó, họ không cần bất cứ điều gì từ bên ngoài để hoàn thiện bản thân. Điều này khiến họ trở nên vô cùng cuốn hút người khác.

Họ làm điều đó vì bản thân bạn trước tiên và chủ yếu, nhưng đồng thời, họ cũng thu hút sự chú ý từ những người mà họ muốn thu hút.

Bạn có muốn như họ không? Hỏi chơi thôi chứ tôi biết ai mà không muốn.

Needy

Next, bạn thực sự cần tập trung giải quyết vấn đề Needy (thiếu thốn tình cảm) của bạn. Đòi hỏi và quá needy làm hỏng mối quan hệ.

Thực ra trong tình yêu, cần nhau là tốt nhưng cái gì vượt quá mức độ tốt thì sẽ thành tồi.

Nếu bạn là một chàng trai và đang hẹn hò một cô gái, thì đó như một bản án tử hình cho mối quan hệ của bạn.

Phụ nữ ghét đàn ông quá đòi hỏi và quá needy.

Đó là điều tồi tệ nhất mà phụ nữ gặp phải trong mối quan hệ, thậm chí tồi tệ hơn cả đàn ông lạm dụng.

Gặp phải một gã needy và đòi hỏi thực sự là cơn ác mộng. Vì vậy, bạn cần khắc phục vấn đề cần quá nhiều từ người khác.

Cách để khắc phục? Tôi sẽ có những video nói về vấn đề này, nhưng tóm lại, nếu bạn quá thiếu thốn tình cảm và luôn khao khát tình ái, bạn cần thoát khỏi trạng thái đó.

Có rất nhiều cách để thoát khỏi tình trạng này, hãy tự mình nghiên cứu những giải pháp đó. Tôi không muốn đi quá sâu vào điều này trong tập này. Có thể là trong tương lai, tôi sẽ có một tập riêng về cái đó.

Nếu bạn là phụ nữ và bạn cảm thấy rất cần một người đàn ông trong cuộc sống để hỗ trợ và nâng đỡ

Hoặc bạn không thể sống một mình mà luôn cần người bên cạnh, thì bạn cần giải quyết vấn đề này. Đàn ông cũng có thể trải qua cảm giác thiếu thốn tình cảm quá mức, như cần sự đồng hành và luôn kiểm soát người yêu.

Nhu cầu quá cao thường xuất phát từ những tổn thương trong quá khứ, những vấn đề từ thời thơ ấu chưa được giải quyết.

Có thể hồi bé, bạn bị bỏ rơi, hoặc có những biến cố như ly hôn, lạm dụng,.. và điều đó đã ảnh hưởng đến bạn, khiến bạn luôn cần cảm giác yêu thương và sự đồng hành.

Nhưng điều này đang phá huỷ các mối quan hệ của bạn. Vì vậy, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này. Có thể là tư vấn, trị liệu, và thiền định.

GIẢI QUYẾT CẢM XÚC TIÊU CỰC

Vấn đề tiếp theo bạn nên giải quyết là những vấn đề cảm xúc tiêu cực của bạn như tức giận, ghen tuông, tâm lý tiêu cực và trầm cảm. Không có gì làm hỏng mối quan hệ của bạn nhanh hơn những vấn đề mà tôi vừa đề cập đến.

Nếu bạn là người độc hại, tiêu cực và thô lỗ, không ai muốn ở bên bạn dù họ yêu bạn đến mức nào.

Ngay cả khi có người chịu kết hôn với bạn và yêu bạn rất nhiều, cuối cùng họ sẽ phải xem xét lại quyết định có nên tiếp tục ở bên bạn hay không.

Nếu bạn cực kỳ độc hại và tiêu cực, bạn sẽ chỉ làm cho cuộc sống của người khác sa sút, đặc biệt là những người yêu thương bạn.

những người thành công và hạnh phúc không muốn ở bên một người độc hại và tiêu cực đâu.

Vì vậy, bạn cần giải quyết những vấn đề này. Điều này đòi hỏi việc suy ngẫm sâu, quay vào bên trong thường xuyên.

Bạn có thể muốn tìm kiếm sự hướng dẫn, tư vấn, hoặc mua một vài quyển sách, xem nhiều video hơn từ tôi, hoặc thậm chí áp dụng phương pháp tự giúp bản thân bằng cách sử dụng kỹ thuật thôi miên hoặc NLP (lập trình ngôn ngữ hướng nội). Có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này.

Nhưng trước hết, bạn bắt đầu xem xét điều này một cách nghiêm túc.

Bỏ thói quen xấu

Bạn có hút thuốc không? Uống rượu không? Bạn ăn quá nhiều không? Bạn ăn thức ăn không lành mạnh không? Bạn sử dụng mai thúy không? Bạn có nghiện thứ gì không?

Đó có thể là nghiện internet, nghiện game, nghiện mạng xã hội, nghiện cờ bạc và nghiện xem khiêu dâm.

Những thói quen này và nhiều thứ khác, bất kỳ loại nghiện nào mà bạn có, những thói quen xấu mà bạn đã xây dựng, đều đe dọa mối quan hệ của bạn.

Tôi không nói bạn phải trở thành một người hoàn hảo.

Và hãy nhớ, tại sao bạn làm điều này. Bạn thực sự làm điều này như một phần của quá trình phát triển bản thân.

Tự thực hiện cho bạn, không phải cho người khác.

Và tôi chưa từng thấy không có ai đã từng đi qua hành trình phát triển bản thân mà chưa từng đối mặt và vượt qua điều này cả. Đó là một nghi thức bắt buộc phải có nếu như bạn muốn phát triển bản thân.

Vd, bạn thích chơi game và thời gian bạn bỏ quá nhiều vào những trận game đó, bạn sẽ không thể tiến bộ trong cuộc sống, bạn chẳng phát triển được kỹ năng nào cho cuộc sống thật của mình ngoài kỹ năng chơi game cả. Và đến một lúc nào đó, khi bạn thức tỉnh và nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy mình chưa có gì trong tay ngoài cặp kính dày cui và tâm trạng lờ mờ khi bước ra ngoài xã hội, bạn sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng mini và bắt đầu cảm thấy mơ hồ về cuộc sống của mình khi bạn thấy thời gian đang trôi dần đi và bạn chưa có gì trong tay.

Hoặc, bạn nghiện ăn. Bạn cảm thấy thỏa mãn khi ăn nhưng khi ăn xong, theo sau đó là một cảm giác tồi tệ khi cân nặng ngày một tăng và mọi người xung quanh bắt đầu phản ánh về ngoại hình của bạn. Bạn cảm thấy tự ti và điều đó dẫn đến sự thiếu cuốn hút.

Vì vậy, điều cuối cùng bạn cần làm là loại bỏ những yếu tố này ra khỏi tính cách của bạn.

Sự độc hại và nỗi đau này không mang lại lợi ích cho bạn hoặc nửa kia của bạn cả.

Những ảo tưởng về tình yêu.

Chúng ta đã lớn lên trong một văn hóa tình yêu và bị ám ảnh bởi những câu chuyện tình yêu và những bộ phim hài lãng mạn và kịch tính trên màn ảnh..

Cho dù bạn là nam hay nữ, nếu bạn đang trải qua một cuộc chia tay, bạn cảm thấy rất tồi tệ. Bạn cảm thấy như mất đi một cái gì đó đặc biệt, kiểu như: anh ấy là người hoàn hảo. Hoặc anh ấy chính là người đó, là người mà tôi muốn kết hôn cùng. Anh ấy là bạch mã hoàng tử của tôi.

Cô ấy, cô ấy là cô gái đặc biệt. Tôi sẽ không bao giờ tìm thấy một cô gái mà tôi có sự kết nối tuyệt vời như thế nữa.

Hoặc, có lẽ cô ấy là mẹ của các con tôi. Cô ấy rất đặc biệt đối với tôi.

Hoặc, có lẽ anh ấy là chồng tôi. Anh ấy quan trọng đối với tôi. Tôi không thể sống mà không có anh ấy thì cuộc đời, tôi không muốn mất anh ấy như thế

Nhưng sự thực là:

Lãng mạn như trong phim là nhảm nhí.

Cảm giác bạn đang trải qua lúc này là một ảo tưởng. Đó là một ảo ảnh tạo ra bởi tâm trí của bạn. Và bạn biết điều này, bạn biết rõ sâu bên trong, bạn có thể cảm nhận được bạn đang cảm thấy rất đau khổ. Bạn muốn người đó quay lại nhưng bạn cũng biết rằng người đó không đặc biệt như bạn tưởng.

Trong tâm trí bạn có những nơron thần kinh hoạt động. Và nó khiến bạn nghĩ tới những ý tưởng về sự lãng mạn, nên bạn cho rằng người đó đặc biệt, và cả những ý tưởng về tâm giao, tri kỷ, bạn cho rằng trên đời này chỉ có duy nhất một người tri kỷ dành cho bạn mà thôi

Thật ra, tôi không muốn phá vỡ niềm tin của bạn, nhưng xin lỗi nha, tôi phải phá nó thôi. (Tiếng đập cửa sổ vỡ)

Không chỉ có một người tri kỷ duy nhất

Đây là một điều đáng mừng. Vì nếu chỉ có một người tri kỷ duy nhất, thì nếu bạn không hòa hợp với họ, bạn làm sai điều gì đó khiến họ rời bỏ bạn, thì bạn sẽ mất đi người tri kỷ và rơi vào tình thế khó khăn.

Nhưng thực sự, tôi muốn nói rằng cuộc sống của bạn không hề bị hỏng bét, và có rất nhiều người tuyệt vời khác đang chờ đợi bạn, để bạn có thể thu hút và xây dựng mối quan hệ cùng.

Người yêu cũ không đặc biệt như bạn nghĩ.

Tôi đảm bảo rằng dù người đó đặc biệt đến đâu, dù họ giàu có, dễ thương, xinh đẹp, dù họ có hài hước, tài giỏi, tuyệt vời,… Tôi đảm bảo rằng có hàng ngàn người giống như họ hoặc thậm chí còn tốt hơn họ ở trong cùng thành phố nơi bạn đang sống. Họ đang chờ đợi để gặp gỡ những người mới. Nhiều người trong số họ đang độc thân và bạn có thể gặp được họ.

Nếu bạn cảm thấy người cũ là đặc biệt đến mức bạn nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội như vậy nữa, thì điều đó thể hiện rằng bạn đang thiếu sự trù phú, thiếu lựa chọn với người khác giới trong cuộc sống của bạn. Và cốt lõi là, thiếu sự tự tin.

Và bạn cần phải xây dựng mạng lưới để có thể tiếp xúc được với nhiều người hơn, để tránh khỏi tình trạng cả chục năm mới có cơ hội tìm hiểu một người.

Nếu cuộc sống của bạn đang gặp vấn đề tôi vừa kể ở trên, điều đó là do bạn chưa thiết kế cs của mình đúng cách.

Hình dung ra một tầm nhìn lớn hơn.

Cuộc sống của bạn sau cuộc chia tay này sẽ trở nên đa dạng và vĩ đại hơn, và hãy nhắc mình điều đó mỗi ngày khi bạn đang trải qua nỗi đau của cuộc chia tay.

Có thể nỗi đau này kéo dài một vài tuần hoặc một vài tháng, nhưng hãy luôn nhớ cuộc sống của bạn sau cuộc chia tay là tốt đẹp hơn.

XÂY DỰNG TẦM NHÌN LỚN

Tôi có một tầm nhìn lớn. Đó là tôi sẽ làm mình mạnh mẽ hơn.

Tôi sẽ sử dụng điều này để phát triển bản thân.

Tôi sẽ làm việc để khắc phục từng vấn đề trong tính cách của mình.

Tôi sẽ sống biết ơn và hạnh phúc. Tôi không cần người khác đến mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tôi.

Tôi sẽ tự làm việc cho bản thân, giỏi hơn và quyến rũ hơn nữa.

Tôi sẽ có mối quan hệ tốt hơn.

Tôi sẽ học cách thu hút người khác giới tốt hơn.

Tôi sẽ chăm chút vóc dáng của mình.

Tôi cam kết loại bỏ thói quen xấu.

Tôi sẽ làm việc để khắc phục trauma từ thời thơ ấu.

Và sau đó, trong vài năm nữa, tôi sẽ trở thành một người mạnh mẽ thật sự. Không phải trong vòng sáu tháng, mà trong vài năm nữa.

Tôi sẽ trở thành một người mạnh mẽ, tuyệt vời như vậy. Đó là tầm nhìn của tôi.

Và đó cũng là cách bạn nên nghĩ từ bây giờ đi qua nỗi đau này.

Và cuối cùng, điều quan trọng nhất trong tất cả, bởi vì tôi biết bạn muốn làm điều này ngay bây giờ.

Không quay lại với người cũ.

Bạn phải cam kết điều đó với chính mình! Bạn có dám làm vậy hay không? Tôi nghĩ bạn không làm được là do tâm lý bạn yếu kém quá thôi. Nếu bạn muốn chứng minh bạn là người vững chãi. Bạn có dám chấp nhận thử thách này của tôi không: Không quay lại với người yêu cũ

Bởi vì, nếu bạn quay lại, những gì chúng ta nói nãy giờ sẽ trở nên vô nghĩa, nó sẽ phá hủy mọi thứ, nó sẽ phá hủy tất cả.

Bởi vì nếu bạn quay lại với người cũ, không có điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra cả.

Tới đây chắc có nhiều người nói: nhưngmà, NVC ơi, tôi biết điều này nghe rất tuyệt vời, tôi cũng rất thích những gì cô nói, nhưng liệu tôi có thể có tất cả điều bạn nói nhưng vẫn sẽ quay lại người cũ không? Chẳng phải như thế sẽ rất tuyệt vời sao? Vậy tôi sẽ làm, tôi sẽ trở thành phiên bản tốt hơn của mình, tôi sẽ cải thiện bản thân và làm tất cả điều Nhân vật chính nói, nhưng tôi cũng muốn người cũ quay lại. Tôi nghĩ, họ sẽ nhận ra tôi đang tốt hơn và hoàn thiện bản thân mình hơn trước.”

Thôi đừng ảo tưởng nữa. Nếu bạn làm điều đó, Bạn sẽ không bao giờ phát triển bản thân.

Bạn sẽ không có đủ động lực cần thiết.

Điều gì sẽ xảy ra là bạn sẽ rơi vào vùng thoải mái của mình?

Và những điều chúng ta đã nói về tầm nhìn tuyệt vời về bản thân, hình ảnh thành công nhất của bạn, phiên bản tốt hơn mà bạn có thể trở thành sau hai ba năm – một phiên bản tuyệt vời, quyến rũ, đẹp đẽ, tự tin, tự do lựa chọn bạn đời. Hoặc có thể bạn muốn có ông chồng bà vợ hoặc bạn gái bạn trai đó, bất kể điều gì bạn muốn.

Bạn có thể có điều đó sau hai ba năm phát triển bản thân.

Nhưng nếu bạn quay lại với người cũ, bạn sẽ không có điều đó.

Điều mà bạn có chỉ là một mối quan hệ chết, một mối quan hệ đồng phụ thuộc, ăn không ngồi rồi.

Tôi từng tư vấn cho rất nhiều bạn, và tôi tôn trọng quyết định quay lại với người yêu cũ của họ.

Nhưng sau một thời gian không lâu sau đó, họ lại đến tìm tôi với điệp khúc cũ, chẳng có gì thay đổi, bản thân không thể tiến xa hơn mà mối quan hệ cũng không thể tốt hơn.

Nãy giờ bạn đã đủ thấm rồi, cũng đã có giây phút bjan quyết tâm rồi. Thì làm ơn đừng vì một giây phút yêu lòng bị cảm xúc sai khiến mà vong phụ những quyết tâm bạn vừa có được cho mình.

Những quyết định của bạn sẽ nói lên con ngừoi của bạn, yếu đuối hay mạnh mẽ. Kiên cường hay không thể tiến bộ, đều là do bạn quyết định.

Thế bây giờ, cho tôi biết, bạn chọn trở thành loại ngừoi nào?

Tóm lại

ĐỪNG QUAY LẠI VỚI NGƯỜI YÊU CŨ

The post Không quay lại với người yêu cũ appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/khong-quay-lai-voi-nguoi-yeu-cu/feed/ 0
Tự Tin Là Không So Sánh https://nhanvatchinh.com/tu-tin-la-khong-so-sanh/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tu-tin-la-khong-so-sanh https://nhanvatchinh.com/tu-tin-la-khong-so-sanh/#respond Mon, 16 Oct 2023 00:00:27 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40182 Dũng cảm chính là sự thừa nhận những sai sót và thiếu tự tin của mình, là dám đối mặt với thực tế để tâm hồn được thanh thản. 

The post Tự Tin Là Không So Sánh appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Tôi có 1 người bạn, gia đình khó khăn. mẹ cô ấy thì bệnh tật, tinh thần không ổn định. Người bố thì không bỏ rơi bà ấy, nhưng lại lén lút có một gia đỉnh khác.

Và bạn tôi chọn cách chấp nhận. 

Không nói chuyện này với mẹ cô ấy, để bố cô được hưởng hạnh phúc với người phụ nữ khác.

Cô ấy hiểu bố mình là một người đàn ông khỏe mạnh mới ngoài 50 tuổi, ông ấy cần một người phụ nữ có thể ở bên cạnh theo đúng nghĩa đen

Cô ấy kể với tôi bố cô ấy rất yêu người phụ nữ này, bà ta trẻ hơn mẹ cô tới 10 tuổi, và hai người ấy muốn ở bên nhau.

Cô ấy muốn bố mình được hạnh phúc nên cũng không phản đối gì.

Tôi hỏi cô ấy là, cô ấy có thật sự chấp nhận và yêu thương người phụ nữ kia như mẹ mình không?

Cô ấy nói cô rất muốn, nhưng điều khiến cô ấy đau lòng là phải nói dối mẹ mình mỗi ngày. Mẹ cô ấy không biết gì về cuộc tình vụng trộm đó, và cô ấy cũng chẳng muốn mẹ mình biết chuyện đó làm gì                        

Tôi có thể hiểu được cô bạn tôi, khi đứng ở vị trí của người ngoài cuộc, tình yêu đúng là có muôn hình vạn trạng, khó mà hiểu hết được.

Như ví dụ của gia đình bạn tôi, nếu chỉ nhìn thoáng qua, bạn sẽ dễ dàng phán xét, cho rằng bố cô ấy đã lừa dối mẹ cô ấy.

Mới đầu thoạt nghe qua, tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng khi cố gắng nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác, tôi hiểu cảm giác cô đơn và mong muốn thuộc về một ai đó khiến bố của bạn tôi làm như vậy..

Suy đi ngẫm lại, tôi thấy những điều ông ấy làm là hợp lý và có cân nhắc.

Người mẹ bị bệnh tâm thần đã nhiều năm, trong khi bố bạn ấy lại là người khỏe mạnh, hoạt bát và ông ấy đã chọn ở bên cạnh bà ấy vì bà ấy không còn ai khác.

Ông ấy đã chọn làm những điều đúng đắn. Những điều đúng đắn không phải lúc nào cũng khiến người ta hạnh phúc.

Sau đó, ông ấy đã tìm thấy tình yêu mới và đón nhận nó, may mắn là người phụ nữ kia đã chấp nhận hoàn cảnh của ông, mọi người đều vui vẻ,…

Câu chuyện nghe qua có vẻ phức tạp nhưng cũng thật hoàn hảo.

Thì thông qua câu chuyện trên, điều tôi đã học được là:

Vội vàng phán xét và lên án người khác khi không hiểu gì về họ là một hành vi rất tai hại. Nhưng hầu hết chúng ta đều có xu hướng đó.

mặc dù bạn không thể thoát khỏi những suy nghĩ phán xét, nhưng bạn có thể cố gắng để cho bản thân công tâm và ít định kiến hơn. 

Chúng ta vốn có thể dành thời gian ra để tìm hiểu về tình huống trước khi đưa ra một lời lên án bất công và làm tổn thương người khác.

Và tôi nghĩ cách tốt nhất để luyện tập bản thân ít phán xét là nhìn vào những người xung quanh mình. Tôi lúc trước đã từng rất vội vàng phán xét và lên án nghiêm khắc những người gần gũi với mình. Đặc biệt là trong những mối quan hệ tình cảm, tôi luôn hình dung ra những viễn cảnh tồi tệ nhất mỗi khi phải tranh luận với người yêu.

Từ từ tôi nhận ra rằng, mọi người xung quanh thường sống đúng theo những kỳ vọng của chúng ta. 

Ví dụ, khi bạn không tin tưởng và chỉ kỳ vọng ở mức độ thấp, thì đừng ngạc nhiên nếu như người đó cũng chỉ hành xử đến mức độ đó mà thôi. Bạn nghĩ rằng họ là người đàn ông tồi và không xứng đáng làm đàn ông thì họ cũng sẽ không cư xử như một người đàn ông khi ở bên cạnh bạn. 

Tại sao họ phải cố gắng trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn đã quyết định giới hạn niềm tin và cho rằng họ chỉ làm được đến vậy mà thôi?

Có một câu nói trong cuốn Đắc nhân tâm mà tôi rất tâm đắc, hãy kỳ vọng cao vào người khác và họ sẽ cố gắng đáp ứng kỳ vọng của bạn. 

Và ở một mức độ nào đó, nó thực sự hiệu quả! 

Tôi thường sử dụng kĩ thuật này với mọi người, ví dụ như nói rằng: em biết anh có thể làm được mà.

  • Anh là một người đàn ông tốt.

hoặc khi người yêu làm mình buồn, tôi thường nói là

  •  Em tin rằng anh không cố ý làm tổn thương em chỉ nói những lời này, nhưng em muốn anh biết rằng anh nói như vậy làm em rất buồn.

Đây giống như một cách dẫn dắt tích cực. 

Khi một yêu cầu hoặc một lời phê phán nào đó được bộc lộ bằng những từ ngữ tích cực thì mọi người sẽ muốn lắng nghe nhiều hơn. 

Sự kỳ vọng cao mà chúng ta dành cho người khác phải là một điều chân thực. 

Đừng nói dối. 

Nếu bạn cố tình nói dối, tất cả những gì bạn làm sẽ trở thành một sự thao túng độc hại. Khi bạn trao kỳ vọng cho người khác, bản thân bạn phải tin đó là sự thật.

Những người ngay lập tức nghĩ đến những viễn cảnh tồi tệ nhất thường đã có những trải nghiệm đau lòng trong các mối quan hệ trước đây và tiếp tục chuyển sự tiêu cực đó sang mối quan hệ hiện tại.

Có những người rất thiếu tự tin và đó là nguyên nhân khiến họ ngay lập tức đánh giá người khác. Họ đánh giá người khác như vậy thì cố gắng che giấu đi nỗi sợ hãi của chính mình

Sự tự tin không xuất hiện ngay lập tức và cũng không bao gồm tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. 

Sự tự tin đến từ việc nhiều lần thực hiện thành công một điều gì đó. Hành động càng được gặp đi lặp lại nhiều lần một cách suôn sẻ, bạn sẽ càng cảm thấy an tâm vì nó. Hành động càng khó thì càng cần phải lập lại nhiều lần để bạn trở nên thành thạo và tự tin

Ví dụ, nếu một ai đó nấu món cá kho nhiều lần, thì sau một thời gian, người đó sẽ cảm thấy tự tin vì kĩ thuật kho cá của mình. 

Điều này không có nghĩa là người đó sẽ ngay lập tức tự tin về việc nấu món khác, chẳng hạn như bò kho. Nếu họ chưa từng nấu món đó trước đây

Ngoài ra, nếu ai đó tự tin vào kỹ năng nấu nướng của mình, điều đó không có nghĩa rằng người đó cũng tự tin trong kỹ năng giao tiếp. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ sự tự tin là một khái niệm dễ bị hiểu lầm và dễ bị đánh giá quá cao. 

Mọi người nghĩ sự tự tin như một siêu năng lực khiến ai đó trở nên bất khả chiến bại, nhưng đó không phải là sự thật.

Nếu như quá cố gắng để trở nên tự tin, bạn sẽ có nguy cơ làm những điều không công bằng và phi lý 

ví dụ như bạn khao khát sự tự tin bằng cách làm tổn hại người yêu của mình.

Hạ thấp sự tự tin của người khác sẽ không giúp cho bạn trở nên tự tin hơn. Và so sánh không bao giờ là một cách hiệu quả để bạn có được sự tự tin, mà chỉ là một sự lừa dối. 

Nếu bạn so sánh bản thân với một người kém tự tin hơn bạn, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và được tiếp thêm sức mạnh. 

Nhưng ngay khi bạn gặp ai đó có đủ tự tin cao hơn, bạn sẽ sụp đổ như một ngôi nhà được xây nên từ những quân bài. Việc cố tìm kiếm những người có cùng mức độ tự tin giống mình thì sẽ khiến bạn không có động lực tiến bộ.

Đây là lý do tại sao chúng ta không bao giờ nên so sánh giá trị, sự tự tin hay bất kỳ đặc tính nào của mình với người khác mà chỉ nên so sánh với chính bản thân mình trước đây thôi. 

Bạn không nên cố gắng làm bất kỳ điều gì khác mà hãy tập trung để tiến bộ thêm 1% so với bạn của ngày hôm qua. 

Cố gắng tự cải thiện bản thân mỗi ngày chính là điều tốt nhất bạn có thể làm để giữ cân bằng, để giảm thiểu sự nỗi sợ hãi và phán xét, và trở nên tự tin hơn. 

Hãy tập trung vào bản thân. Tập trung vào hành động của bạn, tập trung vào thái độ của bạn, tập trung vào sự tiến bộ của bạn. 

Khi ở trong một mối quan hệ, bạn và tôi trở thành “chúng ta”

Ở ngay bên trong cái “bong bóng chúng ta” này vẫn có hai cái bong bóng nhỏ hơn tồn tại đó là “bong bóng bạn” và “bong bóng tôi”. 

Nếu bạn phát hiện ra một khuyết điểm ở bản thân, đừng cố thay đổi nó bằng cách thay đổi bạn đời của mình.

Sự can đảm có thể tạo ra sự khác biệt to lớn. 

Bạn không cần phải tự tin để trở nên can đảm. 

Bồi đắp lòng can đảm giống như tự nhảy khỏi vách đá và xòe đôi cánh trong quá trình rơi. 

Dũng cảm chính là sự thừa nhận những sai sót và thiếu tự tin của mình, là dám đối mặt với thực tế để tâm hồn được thanh thản. 

Bước đầu tiên này cực kỳ quan trọng. 

Lặp đi lặp lại những hành động can đảm sẽ giúp bạn ngày càng tự tin. 

Hãy giảm bớt những việc phán xét và tập trung gia tăng lòng can đảm, đừng kỳ vọng vào mọi người và đừng đánh giá quá cao sự tự tin của người khác. 

Những hành động dũng cảm đã cứu được rất nhiều những mối quan hệ.

Cái tôi là cách chúng ta muốn thế giới nhìn nhận mình. Tự tin là cách chúng ta tự nhìn nhận bản thân.

– Brian Mckenzie

Thông qua bài viết này, bạn cảm thấy bạn có hay đánh giá người khác vội vàng khi mới nghe qua câu chuyện của họ không?

Và bạn có nhận ra bạn chỉ có cảm giác tự tin về một điều gì đó mà bạn thành thục, chứ không phải là do so sánh bản thân với người khác không?

Hãy để lại những suy nghĩ và cảm nhận của bạn ở comment bên dưới nha.

Người đồng hành tinh thần của bạn

Yêu thương

 

The post Tự Tin Là Không So Sánh appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/tu-tin-la-khong-so-sanh/feed/ 0
Đối phó với sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương https://nhanvatchinh.com/doi-pho-voi-su-nhay-cam-va-de-bi-ton-thuong/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=doi-pho-voi-su-nhay-cam-va-de-bi-ton-thuong https://nhanvatchinh.com/doi-pho-voi-su-nhay-cam-va-de-bi-ton-thuong/#respond Mon, 09 Oct 2023 00:00:58 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40164 Tại sao chúng ta dễ nhạy cảm và cảm thấy bị tổn thương trước một hành vi hay lời nói của người khác. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết này nhé

The post Đối phó với sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>

“Không phải những gì xảy ra với chúng ta khiến chúng ta đau khổ; mà những gì chúng ta nói với chính mình về những gì xảy ra khiến ta đau khổ.” ~ Pema Chodron

Hồi nhỏ có lần tôi bị ngã xe đạp, đầu gối rách ra, đau đớn khủng khiếp.

Ngày hôm sau tôi đi học, bạn tôi nghịch ngợm đánh vào cái đầu gối đang bị thương của tôi, khiến vết thương chảy máu, tôi đau không cầm được nước mắt. Bạn tôi thấy thế, vội vàng xin lỗi tôi rối rít. Tôi vừa khóc vừa giận.

Bạn đó không hề biết đầu gối tôi đang đau như thế nào, tôi đi cà nhắc như thế nào, vậy mà lại không để ý đến vết thương của tôi.

Bây giờ khi ngẫm lại, tôi thấy thực ra hầu hết mọi người ai nấy cũng đều bận rộn với cuộc sống của chính mình, và chỉ những ai thật sự để tâm mới có thể nhận ra người khác đang bị tổn thương (dù về thể xác hay tinh thần).

Vậy là, khi có người vô ý làm vết thương của tôi nặng thêm, thì ai là người có lỗi trong chuyện này? Tại họ, vì đã không nhận ra tôi đang bị thương? Hay là tại tôi, vì đã không nói trước với họ để họ cẩn thận hơn?

Và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình

Không ai có lỗi cả.

Đó chỉ là một sự cố ngoài ý muốn. Nếu đã trưởng thành đủ, bạn chắc chắn sẽ nhận ra điều này, nên đừng bị vướng vào cái bẫy đổ lỗi cho người khác hoặc cảm thấy tội lỗi.

Hãy làm những điều sau đây để có thể sửa đổi ngay lập tức và đảm đảo bản thân không quy trách nhiệm cho người khác nữa.

Tổn thương cảm xúc

Trước đây có một người lúc nào cũng làm cảm xúc của tôi bị tổn thương. Có lẽ là vô tình, anh đó không có ác ý nhưng lại vô tình không hề để ý đến những dấu hiệu tôi đang bị tổn thương về mặt cảm xúc. Cũng giống như người bạn đã vô tình chạm vào vết thương đầu gối của tôi đã không hề để ý đến việc tôi đang bị thương vậy.

Anh ta biết về chuyện của tôi trong quá khứ và luôn gợi lại để trêu chọc tôi. Tôi thì luôn khoác lên mình bộ mặt vui vẻ, niềm nở, lạc quan để che đi sự nhạy cảm sâu sắc của mình, giống như miếng bông băng che đi vết thương sau đầu gối của tôi vậy.

Và ảnh đã không nhận ra rằng hành vi của ảnh đã gây ra nỗi đau sâu sắc trong tôi.

Hồi đó, tôi đổ lỗi cho anh ấy vì đã làm tổn thương tôi. Nhưng may mắn là, tôi đã đủ trưởng thành để nhận ra rằng người ấy không gây ra nỗi đau cho tôi; mà chỉ vô tình kích thích một điểm nhạy cảm tôi có sẵn.

Tôi luôn cực kỳ nhạy cảm, đầy cảm xúc. Tôi không có khả năng nói rõ những gì tôi đang cảm nhận, cũng không thể bày tỏ  những gì tôi đang cảm nhận từ người khác, nhưng tôi có cảm nhận được điều đó. 

Khi tôi hiểu rằng người khác thường không nhận thức được sự nhạy cảm về cảm xúc của tôi, chẳng ai biết tôi dễ bị tổn thương như thế nào, tôi đã cố gắng để tìm hiểu nguyên nhân thật sự của bất kỳ cảm xúc nào xuất hiện trong lòng mình. 

Tôi đã sử dụng 5 câu hỏi này:

1. Đó có phải là cố ý không?

Tôi gạt nỗi đau của mình sang một bên và nhìn mọi thứ từ góc nhìn của người khác.

Người ấy có cố tình khiến tôi cảm thấy bị tổn thương không? Rất hiếm khi một người tốt cố tình gây tổn thương cho người khác và bạn sẽ nhận ra rõ ràng nếu một ai đó xấu xa đang cố tình làm đau bạn.

Khi đã có câu trả lời, khi đã hiểu rằng người khác không cố tình làm bạn tổn thương, bạn sẽ không oán trách họ và chỉ tập trung vào những gì bạn đang cảm thấy.

2. Tôi đang cảm thấy thế nào?

Khi bị tổn thương, chúng ta thường đổ lỗi cho người đã làm tổn thương ta, đó là một cơ chế bảo vệ tự nhiên.

Chúng ta hay thể hiện nỗi đau của mình ra bên ngoài bằng sự tức giận, thay vì hướng vào bên trong để quan sát tâm mình, quan sát nỗi đau của mình để chữa lành.

Bạn buộc tội ai đó đã khiến bạn cảm thấy mình không có giá trị? Trách ai đó khiến bjan cảm thấy thấp kém? Ngu ngốc? Tầm thường? Xấu hổ? Bị phớt lờ? Bạn cho rầng ai đó đã khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi và không được yêu thương?

Khi chúng ta đau đớn, đổ lỗi cho người đã làm tổn thương chúng ta là một cơ chế bảo vệ tự nhiên. Chúng ta phóng chiếu nỗi đau của mình ra bên ngoài như sự tức giận, thay vì hướng sự chú ý của chúng ta vào bên trong để chữa lành. Có phải chúng ta đang buộc tội ai đó khiến chúng ta cảm thấy vô giá trị? Ngu ngốc? Bị bỏ qua? Xấu hổ? Không hấp dẫn? Không được yêu và không đáng yêu?

Gọi tên những lời buộc tội bạn  gán cho người khác ra như vậy sẽ giúp bạn đào sâu vào để tìm ra điều gì đang thật sự diễn ra trong nội tâm mình.

3. Chuyện gì đang thực sự xảy ra vậy?

Một khi bạn xác định được cảm giác của mình, hãy  tìm hiểu lý do tại sao bạn cảm thấy như thế. Bạn thực sự đang vật lộn với điều gì? Nó thường xoay quanh sự bất an bên trong bạn

Ví dụ, nếu ai đó “làm” bạn cảm thấy ngu ngốc, đó là do bạn  nghi ngờ khả năng và trí thông minh của mình sẵn rồi. Nếu ai đó “làm” bạn cảm thấy vô giá trị, thì thực ra từ bên trong, bạn đã không chấp nhận giá trị của chính mình từ trước rồi.

lúc trước, tôi thường cảm thấy mình  bị lãng quên và bị phớt lờ, bởi vì bên trong tôi có sẵn cảm giacs thiếu thốn tình cảm, cần sự chú ý và không cảm thấy đủ đầy.

Hiểu được sự thật những gì đang diễn ra bên trong đã giúp tôi hiểu rằng: Những tình huống và sự việc bên ngoài không thể làm cho chúng ta cảm thấy như thế nào, mà những tác nhân bên ngoài chỉ có thể kích hoạt những cảm xúc và suy nghĩ mà chúng ta đã có sẵn về bản thân mà thôi/

4. Đi tìm sự giải tỏa. 

Một khi bạn tìm thấy nơi bạn nhạy cảm, một loại thuốc giảm cảm xúc sẽ giúp giảm bớt vết chích. Có lẽ bạn cần ở một mình một thời gian. Không sao đâu. Yêu cầu giúp đỡ cũng không sao. Sự nhẹ nhõm yêu thích của tôi là dành thời gian chất lượng với bạn bè, nhưng đôi khi tôi gặp khó khăn khi yêu cầu điều đó,

Khi bạn đã hiểu bạn hay nhạy cảm ở những tình huống nào, bạn cần tìm ra một liều thuốc để giảm sự nhạy cảm đó lại.

Có lẽ đôi khi bạn cần cho phép bản thân ở một mình. Có giúp bảo vệ chúng cho đến khi chúng lành lại.

Hoặc bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác.

Lúc trước, tôi rất ngại khi phải yêu cầu người khác giúp đỡ, vì tôi cho rằng đó là dấu hiệu của sự yếu đuối. 

Nhưng khi ngẫm lại, tôi thấy khi tôi giúp đỡ bạn mình, tôi đâu bao giờ cho rằng họ yếu đuối, thậm chí tôi còn vui khi được giúp đỡ người khác.

Vậy chắc người khác cũng không ai cho rằng tôi yếu đuối khi cần giúp đỡ đâu nhỉ?

Bây giờ thì tôi đã nhận ra yêu cầu sự giúp đỡ cũng giống như tặng một món quà. Tôi đang trao cho bạn bè mình cơ hội để trở thành bạn của tôi.

Đôi khi tôi chỉ cần ai đó bên cạnh mình để lắng nghe, hoặc đi ăn cùng nhau, hoặc đi chơi xa ở đâu đó. Đơn giản là tôi nói với bạn tôi những gì tôi muốn và họ sẽ cung cấp cho tôi một cách vui vẻ, và cả bọn đều cảm thấy tốt hơn.

5. Làm thế nào để có thể ngăn điều đó xảy ra lần nữa?

Hãy nói chuyện thẳng thắn với người đã làm tổn thương bạn về những gì cảm thấy, trang trải hết những cảm xúc của bạn, vì có thể người kia không hề hay biết rằng bạn đang bị tổn thương.

Và có lẽ đây cũng là điều khó khăn nhất đối với tôi.

Tôi luôn lo là họ sẽ nghĩ tôi đang đổ lỗi và trách móc họ.

Nhưng tôi đã nhắc nhở mình rằng tôi không hề đổ lỗi và cũng không muốn họ cảm thấy tội lỗi. Tôi chỉ muốn nói những gì tôi cảm thấy và cho họ biết để lần sau tránh gây ra những tình huống khiến tôi cẩm thấy bị tổn thương.

Tất cả chúng ta đều có những “điểm nhạy cảm” của riêng mình – những chỗ dễ bị tổn thương. Chấp nhận và chăm sóc những chỗ dễ bị tổn thương đó để khắc phục và vết thương đó sẽ được chữa lành thôi, cũng giống như vết thương ở đầu gối vậy.

Hy vọng bài viết này giúp bạn tìm ra cách dán miếng băng keo cá nhân cho vết thương tâm hồn nhé.

Người đồng hành tinh thần của bạn.

Yêu thương

The post Đối phó với sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/doi-pho-voi-su-nhay-cam-va-de-bi-ton-thuong/feed/ 0
Tại Sao Bạn Hay Phán Xét Người Khác https://nhanvatchinh.com/tai-sao-ban-hay-phan-xet-nguoi-khac/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tai-sao-ban-hay-phan-xet-nguoi-khac https://nhanvatchinh.com/tai-sao-ban-hay-phan-xet-nguoi-khac/#respond Mon, 02 Oct 2023 00:00:00 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40157 Chúng ta thích phán xét người khác chỉ vì họ khác chúng ta. Sự phán xét không giúp chúng ta thông minh hơn mà khiến đầu óc chúng ta không phát triển được.

The post Tại Sao Bạn Hay Phán Xét Người Khác appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Chúng ta luôn thích phán xét người khác chỉ vì họ khác chúng ta.

Nhưng những phán xét này không giúp chúng ta thông minh hơn mà khiến đầu óc chúng ta không phát triển được.

Vì sao nhiều người lại dễ trở nên căng thẳng và thích phán xét người khác?

Người không hút thuốc đánh giá người hút thuốc và ngược lại. Người đạt thành tích cao nhất lớp cho rằng các học sinh khác là ngu ngốc.

NHững người lười biếng gọi những người đạt thành tích cao là đồ mọt sách.

Người nghèo chê người giàu, người giàu coi thường người nghèo,…

Bạn có thấy những điều này có điểm chung là gì không?

Đó là, chúng ta đánh giá khi thấy người ta khác với mình. Mọi người sẽ ít đánh giá những người có cùng thói quen, lối sống và giá trị như mình.

Trong tâm lý học, hành vi này được gọi là sự gắn kết dựa trên vị thế tương đồng.

Bạn thích phán xét người khác, nhưng lại hiếm khi nghĩ về lý do tại sao bạn lại phán xét người khác.

Vì theo bản năng, chúng ta muốn tránh xa những người không có cùng quan điểm với mình.

Bạn nghĩ là bạn sẽ không làm những điều mà bạn cho rằng không đúng đắn về mặt đạo đức hay về mặt xã hội.

Nhưng khi bạn làm điều đó, bạn sẽ không cảm thấy điều đó không đúng đắn nữa.

Ví dụ, ngoại tình được cho là hành vi xấu xa không thể chấp nhận được, và bạn xem thường những kẻ ngoại tình.

Nhưng khi bạn lừa dối người yêu mình vì lý do này hay lý do khác thì bạn lại nhìn nhận mọi thứ theo khía cạnh khác,…

Cho nên, có thể nói là, khi bạn ở trong một tình huống tương tự, thì những hành vi mà bạn xem thường kia bỗng trở nên không còn vô lý nữa.

Đó là lý do, càng có nhiều trải nghiệm, bạn càng ít phán xét hơn.

Tôi chưa bao giờ tin rằng chúng ta có thể học hỏi được từ những sai lầm của người khác.

Bạn không thể học hỏi được gì đâu. Bạn chỉ có thể nắm được lý thuyết thôi. Bạn có thể tự nhắc nhở mình để tâm đến những kinh nghiệm người khác từng trải qua, nhưng bạn không thể thật sự hiểu rõ những điều đó nếu bạn không tự mình trải nghiệm.

Nói cách khác, nếu bạn không có kinh nghiệm cá nhân bạn không thể hiểu rõ lý do hành động của người khác.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải tự trải qua tất cả những kiếp nạn để có thể thấu hiểu mọi người. Mà là chỉ khi bạn tự mình đối mặt với những khó khăn, bạn tự khắc sẽ thông cảm hơn với người khác mà không có những thành kiến tiêu cực!

Tìm điểm tương đồng

Để giảm xung đột, chúng ta cần tìm ra những điểm tương đồng. Ví dụ, nếu hai người khác quan điểm chính trị bàn luận với nhau về vấn đề chính trị xã hội thì sẽ có nguy cơ xảy ra bất đồng và cãi vã.

Nhưng, nếu cả hai đều yêu bóng đá và cùng cổ vũ cho một đội bóng hay yêu thích cùng một nhóm nhạc gì đó, và họ nói về chủ đề tương đồng này trước, họ sẽ xây dựng được thiện cảm trong mắt nhau. Và điều này sẽ giúp cho những khác biệt về quan điểm chính trị của họ bớt căng thẳng và họ cũng sẽ ít phán xét nhau hơn.

Nhiều rắc rối sẽ phát sinh trong một mối quan hệ nếu chúng ta có sẵn định kiến trong đầu về cách mọi thứ nên diễn ra. Ngay cả khi 2 người có nhiều điểm tương đồng thi cũng không thể nào có chung quan điểm về tất cả mọi thứ.

Khi chạm phải những chủ đề khác quan điểm thì dễ nảy sinh tranh cãi. Và những cuộc tranh cãi lớn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Bạn không nên thỏa hiệp với những giá trị cốt lõi của mình, nhưng nếu bạn kiên quyết mọi việc buộc phải diễn ra theo một cách nhất định, thì thành kiến đó có thể sai và gây ra những đau đớn không đáng có cho bạn.

Trong một tập Podcast trước đây, tôi đã từng nosi về vấn đề thiếu thốn tình cảm. Bạn có thể xem ở đây

Và sau khi chữa lành sự thiếu thốn tình cảm thì bạn nên thay đổi bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ khác.

Không phán xét

Hãy biết thông cảm và cởi mở với người khác, cho dù đó là mối quan hệ ngắn hạn hay dài hạn.

Đặc biệt là trong mối quan hệ tình cảm, những vấn đề gây tranh cãi không nên là các thói quen hàng ngày mà là những sự khác biệt lớn như chuyện con cái, quan điểm về hôn nhân và lựa chọn chỗ ở sau khi kết hôn. Đó mới là những yếu tố khiến mối quan hệ rạn nứt chứ không phải những vấn đề vặt vãnh như sở thích hay thói quen sinh hoạt.

Cuối cùng, bạn có hay đánh giá người khác vội vàng khi mới nghe qua câu chuyện của họ hay không? Và bạn có nhận ra là bạn chỉ có cảm giác tự tin về một điều gì đó mà bạn thành thục chứ không phải là do so sánh bản thân với người khác hay không

Hãy để lại những suy nghĩ và cảm nhận của bạn ở comment bên dưới nha

Người đồng hành tinh thần của bạn

Yêu thương

The post Tại Sao Bạn Hay Phán Xét Người Khác appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/tai-sao-ban-hay-phan-xet-nguoi-khac/feed/ 0
Thoát Khỏi Cơn Nghiện “Mềm” https://nhanvatchinh.com/thoat-khoi-con-nghien-mem/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=thoat-khoi-con-nghien-mem https://nhanvatchinh.com/thoat-khoi-con-nghien-mem/#respond Mon, 25 Sep 2023 00:00:52 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=40140 Nghiện mềm tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến bạn lãng phí cuộc đời, lãng phí thời gian, tiền bạc và sức khỏe của chính mình. Nó không giết bạn một cách đau đớn, chỉ là khiến cho bạn sống không đủ tốt...

The post Thoát Khỏi Cơn Nghiện “Mềm” appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Có một loại nghiện tuy nhẹ nhưng có thể ngang nhiên đặt chân vào cuộc sống của bạn.

Loại nghiện này tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến bạn lãng phí cuộc đời, lãng phí thời gian, tiền bạc và sức khỏe của chính mình.

Chỉ khi thoát khỏi những cơn nghiện mềm, cơn nghiện nhẹ, cơn nghiện nhỏ tưởng như vô hại này, ta mới có được sức mạnh và khả năng để vượt qua những cạm bẫy khác lớn hơn và từ đó có thể làm chủ cuộc đời mình.

Tại sao chúng ta lại bị mắc phải chứng nghiện này và rất khó để loại bỏ chúng? Và cách nào để giải quyết cơn nghiện mềm, từ đó tìm thấy những điều thực sự khiến bạn hạnh phúc và hài lòng như thế nào?

Nghiện mềm là gì?

Bạn sẽ không chết vì nghiện mềm, nó chỉ khiến bạn sống không đủ tốt.

Không như những cơn nghiện nặng gây nguy hiểm đến tính mạng và tuổi thọ, như nghiện ma túy, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện chất kích thích, v.v. Để cai những cơn nghiện nặng thì cách tốt nhất là không tiếp xúc với các chất gây nghiện nữa.

Nhưng nghiện mềm thì ngược lại hoàn toàn.

Bạn không thể không tiếp xúc với các chất hay các hoạt động có khả năng gây ra nghiện mềm. Bởi vì chúng luôn xuất hiện trong mọi ngóc ngách của cuộc đời bạn, từ các bữa ăn, mua sắm, sinh hoạt, đến học tập, làm việc, quan hệ xã hội, v.v.

Vì vậy, Nghiện mềm là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết chúng ta đều mắc phải.

Có 91% người mắc chứng nghiện mềm. Còn 9% còn lại chỉ là họ không dám thừa nhận mà thôi. Vậy làm thế nào để nhận ra bản thân có bị nghiện mềm hay không?

4 loại nghiện mềm:

1. Nghiện về hành vi

Bất cứ hành vi nào một khi trở nên quá đà được sử dụng như một phương tiện đánh lạc hướng, làm liệt trốn tránh cảm xúc, đều khả năng trở thành chứng nghiện nhẹ.

Kiểu nghiện này tập trung vào các hoạt động giải trí, tương tác hội, v.v. dụ như lướt điện thoại mọi lúc khi rảnh rỗi, xem TV quá nhiều, cứ về đến nhà hoặc khi cảm thấy mệt mỏi là lướt mạng xã hội quên cả thời gian, lướt xong thì lại cảm thấy hối hận, bực mình, tự trách, nuối tiếc.

Hay khi đăng một tấm ảnh lên mạng hội, bạn cứ liên tục cập nhật xem thông báo, xem có bao nhiêu người thích và bình luận.

Hoặc từ chối giao tiếp với người khác, ngủ nướng, thức khuya lầm những việc không đâu vào đâu, thích ngồi đôi mách bàn luận về người khác, nghiện làm việc, mua sắm vô độ, luôn chọn những nhà hàng cao cấp,…

2. Nghiện lẩn tránh

Khi bạn biết bản thân nên bắt đầu làm một công việc nào đó ngay lập tức, nhưng lại không thể đi vào trạng thái bắt đầu trong suốt một thời gian dài, bạn cứ tìm mọi do để trì hoãn.

Thực chất, khi bạn từ chối trốn tránh một việc, hoặc tự kiếm do để biến mức độ, tính chất của việc đó từ lớn thành nhỏ, từ nhỏ thành không gì, để bạn không phải đối mặt thực hiện nữa. Tđây chính lúc bạn mắc phải cơn nghiện lẩn trành.

dụ, con nhưng bạn không cách dạy, bạn nhìn ra vấn đề nhưng không tìm cách giải quyết. Hoặc những mâu thuẫn nhỏ giữa vợ chồng,…

Khi chúng ta đều nhắm mắt làm ngơ trước những vấn đề đó thì đây đều phản ứng theo thói quen. Và đằng sau luôn một nỗi bất an trong lòng. Khi càng lo sợ thì bạn càng dễ mắc phải cơn nghiện trốn tránh này.

3. Nghiện vtình cảm lối sống

Khi bạn những phản ứng thường xuyên trong tình cảm lối sống, cũng rất dễ gây nghiện. dụ, không ngừng than vãn, đổ lỗi, mắng con, trách cứ bạn đời, chỉ trích người yêu,…

Hay một số người luôn thích nói đùa, phà trò về mọi thứ, hoặc thờ ơ, lãnh đạm với tất cả,… Người thường xuyên biểu hiện phản ứng như vậy là để thể tách mình ra khỏi cảm xúc thật trong lòng và coi như một lối thoát.

4. Nghiện về thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng

Khi thích một thứ đó như đồ chiên dầu mỡ, bánh ngọt, phê, hoặc một chiếc túi, quần áo, giày dép, nước hoa thương hiệu nào đó bạn cảm thấy bồn chồn, lo âu, nôn nóng chỉ bạn không ăn được, uống được, không mua được thứ đó phải tìm mọi cách để được, thì đó cũng một biểu hiện của một loại nghiện.

Xác định bản thân có bị nghiện mềm hay không

2 đặc điểm cốt lõi để bạn nhận ra bản thân mình bị nghiện mềm hay không.

Một là, nếu khi thực hiện một hành vi nào đó đi ngược lại với sự quyết tâm, mong muốn, mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống của bạn, cuối cùng để lại trong bạn một cảm giác trống rỗng, hối hận, tự trách mình, hoặc cảm thấy nghĩa, thì khi đó bạn đang mắc phải một loại nghiện mềm nào đó.

Thứ 2 là, khi bạn làm một việc đó cảm thấy không tập trung, không hoàn toàn tận hưởng thực sự và chú tâm vào điều đó.

dụ như việc lướt TikTok. Đừng nghĩ rằng lướt TikTok đang rất tận hưởng tập trung. Tập trung một trạng thái hành động của bạn mang tính chủ đích. Bạn nắm thế chủ động trong khoảng thời gian nhất định, bạn biết bạn đang làm gì, bạn muốn giải quyết vấn đề gì. Nhưng khi lướt video ngắn, bạn luôn trong trạng thái bị động, hoàn toàn mất kiểm soát, bạn bị thuật toán của nền tảng này thao túng, hiện ra trước mặt bạn video nào thì bạn sẽ xem video đó. Bạn cứ tiếp tục theo dõi những video mới mẻ 1 cách mất kiểm soát, không có mục đích, không có điểm dừng. Đó không phải sự tập trung có ý thức,  hành vi giết chết sự tập trung của bạn.

Các nhà thần kinh học tại Viện Nghiên cứu Trẻ Em Seattle từng tiến hành một nghiên cứu phát hiện ra rằng bộ não của trẻ em nghiện chơi điện thoại sự khác biệt rệt về hình thái so với trẻ em bình thường.

Bạn thể quan sát hình dưới đây.

bộ não nghiện và bộ não bình thường

Bạn sẽ thấy rằng bộ não bên trái của trẻ em khỏe mạnh với những đường vân ràng, trong khi đó bộ não bên phải của trẻ em nghiện điện thoại đã tình trạng co rút.

bộ não của người lớn cũng tình trạng như vậy. Hơn nữa, trong quá trình nghiện video ngắn, chức năng trước trán liên quan đến duy cao cấp, độ tập trung, khả năng ghi nhớ quản cảm xúc sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Tóm lại, nếu có 1 trong 2 biểu hiện trên, nghĩa bạn đang mắc phải cái bẫy của nghiện mềm.

Thực chất, những hành vi kiểu này không phải tội lỗi, chúng chỉ những nỗ lực sai lầm trong việc tự xoa dịu bản thân. thể chúng ta muốn thư giãn sau một ngày mệt mỏi, hoặc chúng ta bị áp lực muốn làm điều đó khác đi để phân tán sự chú ý, hay chúng ta bị cảm xúc mạnh nào đó lấn át muốn tìm một góc để giải thoát tạm thời. Những hành vi như vậy tưởng chừng như không to tát, nhưng vấn đề chỗ những cơn nghiện mềm này luôn hoạt động một cách rất tinh vi, xảo quyệt, một mức độ chúng ta không thể chú ý đến. làm chúng ta lầm tưởng rằng bản thân đang sống thật phong phú, được lấp đầy hạnh phúc, nhưng thực chất chỉ một thứ giả dối trong cuộc sống.

thể ban đầu bạn không nhận ra được rằng những hành vi tiêu cực này sẽ gây ảnh hưởng lớn như thế nào. Nhưng về lâu về dài, nếu cứ mãi đắm chìm trong sự thoả mãn nhất thời của niềm vui ngắn ngủi, bạn sẽ trở nên liệt, mất khả năng trải nghiệm cảm xúc thực, mất kết nối với thế giới bên ngoài, bỏ qua sự chú tâm đến ý thức bản thân, không cảm nhận được nhu cầu tinh thần sâu bên trong mình, xa lánh cuộc sống chúng ta thật sự mong muốn một cách thức.

Nghiện mềm sẽ khiến bạn rơi vào một bánh lăn trượt dài trên đường dốc, để rồi xa rời với mục tiêu thực sự cảm thấy cuộc sống sẽ dần trở nên trống rỗng. vậy, chúng ta nhất định phải tìm cách thoát khỏi những cơn nghiện mềm này.

Bản chất của việc thoát khỏi nghiện mềm

Mấu chốt của việc thoát khỏi nghiện mềm để một cuộc sống phong phú thực sự bạn phải học được cách cân bằng một mâu thuẫn: “Nhiều” thực chất là “ít”.

Ngày nay, chúng ta thực sự quá nhiều thứ, nhiều sự lựa chọn, thông tin thu thập cũng quá nhiều. Điều này khiến cho chúng ta không nhận ra được nhu cầu cốt lõi của bản thân mình gì. Cũng khó tận dụng thời gian những thứ chúng ta thực sự đam mê. Chúng ta đã biến sở thích thành giải trí, không muốn dành thời gian, cũng không muốn vượt qua bản thân. thế, luôn dễ dàng tìm ra thứ nghiện mềm mới để lấp đầy cuộc sống trước mắt của bạn.

Các chiến lược tiếp thị quảng cáo thì luôn phóng đại, tạo ra ảo tưởng về cuộc sống vật chất tất cả ý nghĩa của cuộc đời. Như thế chúng ta chỉ cần đáp ứng được nhu cầu này thì thể đạt được hạnh phúc vậy. Chúng ta  nhiều phương tiện liên lạc hơn, điện thoại, tin nhắn trên rất nhiều nền tảng, nhưng sự giao tiếp thật sự với mọi người lại ít đi.

Chúng ta sở hữu nhiều sản phẩm giải trí hơn, sống trong một nguôi nhà tốt hơn, thể xem TV, điện thoại màn hình lớn hơn, nhưng lại ít cảm giác được kết nối với thế giới bên ngoài, lười đọc hơn, lười suy nghĩ hơn, lười gần gũi với thiên nhiên.

Quả thực chúng ta đang sống trong một thời đại đầy cám dỗ, với một thế lực hình to lớn luôn dễ dàng khiến chúng ta rơi vào cơn nghiện mềm. Chính thế bạn cần phải nhận ra một sự thực rằng, bạn đang sống trong một cuộc sống cứ ngỡ nhiều thực ra là vô cùng ít ỏi. Cứ ngỡ nắm bắt được nhiều thứ nhưng thực chất lại đang bên vực của sự trống rỗng. Nếu nhận ra được điều này bạn sẽ không còn muốn làm những điều gây tăng cường mâu thuẫn này nữa.

cách để không làm tăng cường mâu thuẫn, không khiến bản thân ngày càng rơi vào tình trạng nghiện mềm, đó cần giữ một cái đầu tỉnh táo trong sự hỗn loạn, phân biệt được đâu chứng nghiện nhẹ, đâu hoạt động ý nghĩa, đồng thời đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho bản thân.

3 bước giải quyết cơn nghiện mềm

1.Khám phá nhu cầu tinh thần đằng sau cân nghiện mềm.

Bạn cần phải biết rằng đằng sau mỗi cân nghiện mềm đều ẩn chứa một nhu cầu tinh thần chưa được đáp ứng. Việc của bạn phải tìm ra nhu cầu thực sự của bản thân.

chúng ta luôn bị thế giới bên ngoài những suy nghĩ sai lệch đánh lạc hướng nên không biết rằng bản thân mình thực sự muốn gì. Và khi không thể đáp ứng được bạn chỉ thể sử dụng nghiện mềm để đắp, để lấp đầy bản thân.

dụ, nếu cơn nghiện của bạn tiêu tiền vào quần áo, túi xách, giày dép, mua những thứ đang thịnh hành, thì nhu cầu tinh thần thực sự đằng sau hành động này, đó tôi muốn được công nhận, tôi muốn được kính trọng.

Hay việc bạn quá quan tâm đến các drama của những người nổi tiếng, xem rất nhiều chương trình của họ, xem họ đang vướng phải những drama gì,... Thì nhu cầu thực sự của bạn là muốn xây dựng mối quan hệ với người khác.

Hoặc việc bạn luôn mua những thứ nằm ngoài dự tính của mình. Nhu cầu tinh thần đằng sau đó chính muốn duy trì cảm giác tồn tại. Tôi muốn được nhìn thấy, được nghe thấy, được cảm động, được yêu, được công nhận.

Tất cả đều những khát vọng đằng sau sự ham muốn.

Có một cô gái tên T đam trang trí nhà cửa. ấy đã chi ra $20k để trang trí cửa sổ. Sau khi hoàn thành, ấy lại tiêu thêm $30k nữa cho một tấm thảm để phối hợp với cái cửa sổ. Khi làm xong tất cả, ấy lại cảm thấy không hài lòng tiếp tục làm lại từ đầu. Vậy theo bạn, nhu cầu tinh thần thực sự đằng sau hành động thích trang trí của ấy gì?

Thực ra cô ấy trước đây một nhân viên làm việc xuất sắc, sau đó ấy thôi việc làm việc nhà, nhưng tâm hồn của vẫn đầy bất mãn. ấy muốn một cuộc sống hoàn hảo hơn nữa. Cô T đã dùng niềm đam với việc trang trí nhà cửa để thể hiện sự không hài lòng của mình, dùng việc phê phán các chi tiết trong nhà để thỏa mãn ham muốn hoàn hảo của bản thân.

Muốn giải quyết được vấn đề đó, cô phải đạt được nhu cầu tinh thần cốt lõi bên trong của mình thì mới không còn mải trong cơn nghiện mềm này nữa. Bởi lẽ việc trang trí, cho làm tốt đến đâu, cũng không thể đáp ứng nhu cầu tinh thần chân thực giải quyết sự bất mãn của cô T.

Khi bạn nhìn được nhu cầu thực sự của mình đằng sau mỗi hành động nghiện mềm lặp đi lặp lại, bạn sẽ nhận ra kiểu nghiện ngập này rất nghĩa lãng phí vận mệnh của bạn. Khi nhận ra điều này, bạn sẽ tự khắc đi đến bước số 2 để loại bỏ cơn nghiện mềm tận gốc…

2. Khám phá việc gì bạn thực sự muốn làm

Khi quỹ thời gian của bạn được dành cho những hành động đúng đắn, bạn sẽ không còn bị lo âu, buồn rầu, hối hận, tự trách giả tạo bởi những cơn nghiện mềm nữa.

Chìa khóa then chốt thứ 2 đó phải biết cách đưa ra quyết định cốt lõi. Bạn hãy ngẫm nghĩ xem, mỗi lần quyết tâm loại bỏ một thứ đó, chúng ta đưa ra rất nhiều quyết định. dụ chúng ta quyết tâm không ăn đồ ăn dầu mỡ, bánh ngọt,.. đó muốn bản thân được đẹp hơn, khí chất hơn, khỏe mạnh hơn. Nhưng mà, đây phải quyết định cốt lõi không?

Nghe vẻ một mục tiêu tích cực, nhưng chưa đủ để làm kim chỉ nam mạnh mẽ cho bạn. Một quyết định cốt lõi cần phải khác biệt với quyết định thông thường.

phải cấp độ cao nhất nguồn lực mạnh mẽ nhất, giống như một ngọn hải đăng trên biển chỉ lối cho tàu thuyền giữa cơn bão. Thay nhìn chằm chằm vào những sẽ đạt được sau mỗi lần quyết định, bạn cần phải nhìn sâu vào bên trong mình. Thay nói tôi quyết định kiêng đồ ăn dầu mỡ muốn khỏe đẹp hơn”, thì hãy tìm một lời tuyên bố từ nội tâm mang đầy nội lực hơn, đó tôi muốn yêu bản thân mình hơn tôi một món quà chân quý nhất của cuộc đời tôi”.

Mỗi một quyết định cốt lõi đều mang tính duy nhất tính nhân sâu sắc. người sẽ quyết định rằng tôi muốn trở thành một người trung thực, chân thành, đáng tin cậy. người thì lại quyết tâm rằng tôi muốn yêu thương và cho đi một cách điều kiện. Hoặc người tuyên bố rằng tôi muốn sở hữu một tâm hồn phong phú. Hay người khẳng định rằng cuộc sống tưởng mà tôi muốn đó trí sống cho hiện tại.

Chúng ta đều có những quyết định khác nhau, nhưng bất kể thì đều một điểm chung, chính cần phải khơi dậy được niềm khao khát trong bạn về một điều đó lớn lao hơn. khiến bạn muốn nhận thức về giá trị của bản thân muốn sống một cuộc đời phong phú, thú vị, chân thực về chính mình. Bất cứ một quyết định nào chỉ để chứng minh bản thân, thỏa mãn cái tôi trong mắt người khác, kiểm soát, thao túng, khẳng định quyền lực, khẳng định vị thế với người khác,… thì đều không phải quyết định cốt lõi đúng đắn.

Hồi còn đi học, tôi khá mũm mỉm. Tôi đã cố gắng một mối quan hệ yêu đương với một anh chàng đẹp trai. Nhưng tôi không hề yêu anh ta chỉ để chứng minh cho mọi người xung quanh thấy rằng tôi không xấu. Nhưng chính mối quan hệ không tình yêu này lại càng khiến tôi bất mãn với bản thân. đây cũng chính quyết định sai lầm.

Rồi, bây giờ bạn thể lấy ra một tờ giấy trắng, liệt những mong muốn về chính bạn. Hãy dành thật nhiều thời gian để suy ngẫm xem quyết định cốt lõi của bạn gì. nếu như bạn vẫn không tìm thấy tưởng của bản thân thì bạn thể tự mình trả lời những câu hỏi này xem:

Nếu thể viết một cuốn tiểu sử về chính mình, bạn sẽ dùng những từ để nói về bản thân? Điều nên được viết lại, điều gì nên được khắc ghi trong cuộc đời bạn để bạn cảm thấy xứng đáng với một đời này?

Hãy thường xuyên suy ngẫm về điều trên, bạn sẽ được quyết định cốt lõi thực sự cho chính mình. sau đó, chỉ cần cam kết với bản thân.

Khi bạn đắn đo không biết nên quyết định điều gì, ví dụ, không biết nên cầm điện thoại hay cuốn sách, nên nhấn nút chốt đơn hay suy nghĩ mình thực sự cần món đồ đó không, nên lập tức hành động hay trì hoãn thêm, nên ăn hay không ăn,… Quyết định cốt lõi bên trong chắc chắn sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn và đi đúng hướng theo con người thật của chính mình.

Xây dựng tầm nhìn để loại bỏ cơn nghiện trên mọi ngóc ngách.

Thực chất, khi bạn tìm thấy nhu cầu tinh thần thực sự sau một hành động nghiện mềm, đưa ra quyết định cốt lõi để thay đổi, thì chưa chắc bạn sẽ không mắc phải một cơn nghiện mềm khác. Bởi nghiện mềm len lỏi khắp mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nếu không xây dựng một tầm nhìn bao trùm cho mọi phương diện của cuộc sống thì cũng giống như xây một ngôi nhà với nền móng không vững chắc, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. 

Sau khi bạn thể tự tìm ra quyết định cốt lõi của mình gì, hãy tự hỏi nếu mục tiêu của bạn đáp ứng nhu cầu tinh thần của chính mình, thì bạn sẽ sống một cuộc đời như thế nào?

Hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa bạn chính mình:

  • Bạn nhìn nhận bản thân như thế nào?
  • Bạn muốn thoả mãn những khao khát sâu xa nào?
  • Bạn muốn tiếp tục học hỏi, phát triển trường thành không?

Hãy suy nghĩ về mối quan hệ của bạn với gia đình, cha mẹ:

  • Bạn muốn một gia đình như thế nào?
  • Một gia đình tưởng của bạn sẽ trạng thái gì?
  • cần xây dựng bằng sự chân thành, cùng giúp nhau phát triển hay không?

Hãy tiếp tục suy nghĩ về mối quan hệ với người khác:

  • Bạn muốn kết nối, giao tiếp với người khác không?
  • Bạn muốn được công nhận, được tôn trọng tìm thấy sự thuộc về bằng cách cho đi những giá trị hay không?

Hãy suy nghĩ về cách bạn nhìn nhận về công việc và giải trí:

  • Điều bạn thực sự giỏi?
  • Việc thực sự khiến bạn thích thú làm dễ dàng được trạng thái dòng chảy, tập trung không để ý đến thời gian?
  • Các hoạt động giải trí nào làm bạn cảm thấy thư giãn nhất?
  • nhất thiết phải tìm sự hỗ trợ từ thế giới ảo không? Hay đọc sách, nghe Podcast, chạy bộ trong thiên nhiên những thứ thư giãn không tốn kém lại mang cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời?

Bạn cũng thể suy nghĩ về mối quan hệ với hội:

  • Bạn muốn đóng góp cho hội ảnh hưởng đến cộng đồng không?
  • Nếu bạn phải kết hợp nguyên tắc giá trị của mình vào cuộc sống cộng đồng, bạn sẽ làm để giúp ích cho mọi người?

Bằng cách liên tục suy nghĩ trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ thể cố gắng xây dựng một tầm nhìn tổng thể, bao phủ các khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống tìm cách thỏa mãn nhu cầu thực sự trong bạn, với một quyết định cốt lõi từ sâu thảm trong tâm.

Tầm nhìn càng sức mạnh sẽ càng giúp bạn sống không cần phụ thuộc vào nghiện mềm, từ đó thay đổi toàn bộ vận mệnh của mình. Nhưng quan trọng hơn nữa là: khi thực hiện để hoàn thiện những việc trong tầm nhìn chung này, bạn cần phải chuẩn bị sẵn một nghị lực bền bỉ trong một hành trình dài phía trước. Hành trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, luôn ghi nhớ về mục tiêu ban đầu để giữ cho tâm trí tỉnh táo trước mọi lựa chọn.

3 lời khuyên hữu ích để vứt bỏ những cơn nghiện mềm

1.Hãy bắt tay vào làm

Đừng cố gắng hoàn hảo. Đừng quá bận tâm phải một tầm nhìn, một kế hoạch hoàn hảo thì bạn mới bắt đầu thực hiện. Chúng ta chỉ thể làm chủ cuộc đời bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất.

2. Đặt tầm nhìn bằng cách thêm bớt.

Trong quá trình hoàn thiện bản thân để tầm nhìn bao trùm, bạn sẽ cần phải học cách thêm những điều hỗ trợ để thể củng cố tầm nhìn, giảm bớt đi những điều khiến bạn xa lánh tầm nhìn của chính mình. Tđó tầm nhìn rộng lớn của bạn sẽ không ngừng được bổ sung vững chắc hơn.

dụ, bạn thêm vào việc chú ý đến cảm xúc của mình bằng cách mỗi ngày bỏ ra 30 phút để viết Journal nhìn lại bản thân. Vậy thì bạn sẽ phải giảm bớt đi thời gian lướt điện thoại, gỡ bỏ một số phần mềm trên điện thoại, trò chơi trên máy tính, để dành nhiều thời gian hơn cho bản thân.

Bằng những việc làm kết hợp giữa thêm bớt như thế này, bạn sẽ từ từ phá vỡ chu kỳ của sự u mê.

3. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, người thân

Không ai thể đạt được tầm nhìn bao quát khi chỉ có một mình. Hãy đón nhận sự giúp đỡ, lời khuyên tốt của người khác vào những thời điểm thích hợp.

Kết luận

Tôi tin rằng trong bạn đã một số hiểu biết nhất định về nghiện mề sau khi đọc xong bài này.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì hãy tiếp tục tìm đọc cuốn sách “The Soft Addiction Solution”. Tôi mong bạn ghi nhớ một điều: đừng để nghiện mềm đánh lừa bạn nữa. Mặc nghiện mềm đáp ứng một số nhu cầu bên ngoài của bạn trong thời điểm hiện tại, nhưng hãy nhớ rằng: chỉ khi thoả mãn được nhu cầu tinh thần sâu thẳm bên trong, bạn mới thể được cuộc sống thực sự phong phú đầy đủ.

nguyên tắc này không khó hiểu, nhưng nếu trí không đủ tỉnh táo, bạn thể tiếp tục tự mình đắm chim trong niềm vui giả tạo nghiện mềm mang lại. Cứ mỗi ngày như vậy, những khoảnh khắc quý báu của bạn sẽ hao mòn đi.

Tôi tin rằng, trong lòng mỗi người chúng ta đều một cuộc sống tưởng của riêng mình. Vậy thì, bây giờ hãy suy nghĩ xem, bạn đã thực sự đang sống cuộc đời mình mong muốn hay chưa? Nếu chưa, điều đã đang cản trở bạn? Đừng tìm kiếm câu trả lời đến từ bên ngoài, hãy tìm kiếm từ bên trong.

thực tế, nhiều người trong chúng ta khả năng học hỏi, sự cần cù, nhưng do những thói quen xấu, những cơn nghiện lãng phí thời gian chúng ta không nhận ra đã cản trở sự tiến bộ khiến cho bạn dần mất đi lòng kiên định, sự sáng suốt của bản thân mình.

Nếu bạn không cam lòng rằng cuộc đời sao chỉ như thế này, thì hãy bắt tay vào hành động ngay. Rất nhiều người đã thay đổi bản thân thông qua việc từ bỏ nghiện mềm trải nghiệm sống hài lòng hơn. Tôi tin chắc bạn cũng thể làm được điều đó.

Nếu có bất cứ trăn trở hay suy nghĩ gì, hãy chia sẻ ở comment bên dưới nhé. Tôi luôn ở đây, sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn trên hành trình tiến về phía trước.

Người đồng hành tinh thần của bạn

Yêu thương!

 

 

 

The post Thoát Khỏi Cơn Nghiện “Mềm” appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/thoat-khoi-con-nghien-mem/feed/ 0
Một Câu Chuyện Trong Quá Khứ https://nhanvatchinh.com/moi-tinh-that-bai/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=moi-tinh-that-bai https://nhanvatchinh.com/moi-tinh-that-bai/#respond Mon, 04 Sep 2023 00:00:00 +0000 https://nhanvatchinh.com/?p=39982 Tôi không thất bại trong một cuộc tình. Tôi đã thành công trong việc thoát khỏi một cuộc tình thất bại. Tôi biết ơn bản thân mình.

The post Một Câu Chuyện Trong Quá Khứ appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
Thoát khỏi mối tình thất bại

Tôi nhận ra mình xứng đáng được tôn trọng hơn!

Thật vậy mà, hình như tôi bị xem thường quá nhiều,

Hình như tôi càng tỏ ra thân thiện, tử tế thì người ta có xu hướng ít tôn trọng tôi hơn thì phải.

Tôi càng có xu hướng thân thiết, bày tỏ tình cảm và cảm xúc, thể hiện sự hứng thú thì người ta càng coi thường và xem nhẹ giá trị của tôi hơn.

Hình như những giá trị của tôi chưa bao giờ được người đó đánh giá cao cả.

Họ luôn chỉ trích, đánh giá và phán xét dựa trên hành vi mà không xem xét tôi đag cảm thấy thế nào, có thể họ không quan tâm cho lắm.

Nhưng cũng không quan trọng, ai cũng có thể xem thường tôi, nhưng có cho phép việc đó ảnh hưởng tới cảm xúc và giá trị của tôi hay không là việc của tôi. Tôi chẳng việc gì phải nhận những đánh giá của người khác về mình.

Tôi rất biết ơn hắn đã bỏ rơi tôi như vậy rất nhiều lần!

Hắn chưa bao giờ thực sự yêu thương tôi cả.

Hắn chỉ dùng tôi để khoả lấp sự cô đơn của hắn và tìm đến tôi khi hắn muốn giết một ít thời gian.

Hắn chưa bao giờ chủ động nỗ lực để duy trì sự kết nối với tôi.

Tôi đã đau lòng.

Tôi đã buồn và khốn khổ.

Tôi đã trải qua cảm giác sụp đổ.

Tôi cảm thấy mình tồi tệ và ngu ngốc.

Tôi như người thoi thóp giữa đại dương nhìn con tàu cứu nạn duy nhất lúc đó nhổ neo rời đi, sau đó tôi lênh đênh trên biển 2 ngày tiếp theo tưởng như sắp chết, thì có một sự cứu rỗi từ những ngư dân đánh cá tốt bụng.

Tôi may mắn trở về từ cõi chết.

Và mọi thứ có vẻ như vẫn bình thường với kẻ đã bỏ rơi tôi, hắn vui vẻ, tiếp tục phớt lờ và tỏ ra không quan tâm gì đến tôi.

Hắn chỉ đơn giản nghĩ tôi đã tự rời bỏ con tàu và tự tìm đến cái chết, nên sự bỏ mặc của hắn đơn giản chỉ là một sự cứu rỗi và toại nguyện cho tôi.

Trong khi tiếng kêu yếu ớt của tôi vang lên vô vọng, hắn vẫn chọn cách nhổ neo và lặng lẽ rời đi. Hắn cho rằng nếu tôi có chết giữa đại dương cũng là lựa chọn của tôi, không có liên quan gì tới hắn.

Hắn đang muốn chứng tỏ cho tôi thấy, sự có mặt hay vắng mặt của tôi vốn chẳng liên quan gì tới sự sống còn của con tàu và hắn. Không có tôi, con tàu vẫn có thể tiếp tục ra khơi và hắn vốn chẳng bận lòng gì đến sự lựa chọn rời thuyền của tôi cả.

Một kẻ chỉ huy vô tâm và máu lạnh, hắn thà bỏ rơi tôi và mặc tôi kêu gào còn hơn đặt xuống lòng tự trọng và quay lại xem tôi có thật sự ổn không,

Hắn chỉ nghĩ là, tôi đã làm một việc khiến hắn nổi đoá, khiến hắn không hài lòng và hắn muốn tôi phải trả giá cho hành động của tôi.

Hắn dùng hết khả năng và trí tuệ, chứng minh cho tôi thấy hắn chẳng mảy may bận tâm gì đến những quyết định của tôi.

Những gì hắn nhìn thấy lúc đó, là những tổn hại mà tôi gây ra cho hắn, chứ không phải là những cảm xúc phía sau những hành động của tôi.

• Tôi có xứng đáng bị đối xử như vậy không?

• Tôi có đau không?

Nhưng tôi sẽ không bao giờ lên tiếng nói ra những điều đó làm gì nữa.

Vì dù tôi có nói ra điều gì, những gì tôi nhận được sẽ là câu “Là do từ đầu cô đã làm như vậy, tôi chỉ chiều theo ý cô và giúp cô tự nguyện mà thôi”

Đối với tôi, đó là sự độc ác của một kẻ không có trái tim yêu thương

Chỉ nhìn thấy những nỗi đau và mất mát của bản thân, mặc kệ hết thảy những gì người khác nếm trải.

Hắn dùng lý do đó để che lấp đi sự vô tâm ích kỷ, lạnh lùng của bản thân. Một lời ngụy biện hoàn hảo cho việc làm nâng đỡ cái tôi và niềm kiêu hãnh của một kẻ chỉ biết yêu thương và cảm nhận những cảm xúc của riêng mình.

Những gì khiến hắn bị xúc phạm, bị rẻ rúng trong con mắt hắn sẽ được xem là tội lỗi và đáng bị trừng phạt

Tôi không muốn con người đó trong cuộc đời mình.

Tôi không chắc mình sẽ luôn có thể giữ được thế quân bình về cảm xúc trong tương lai, nếu những khi tôi rơi vào những cung bậc cảm xúc thấp và bị đối xử như vậy, tâm hồn tôi sẽ rệu rã và tê liệt, tôi không sống nổi nữa mất.

Tôi rất sốc!

Khi mình luôn bị đối xử như vậy.

Luôn bị phớt lờ và bỏ mặc.

Luôn nhận sự khinh khi và sự tránh né.

Luôn nghe những lời nói dối khi hắn không có vấn đề với tôi.

Tôi cần một người thật sự biết thấu hiểu và quan tâm tới cảm xúc của tôi.

Tôi xứng đáng với sự yêu thương nhiều hơn một người yêu thương chính bản thân họ vì tôi cũng sẽ dành cho họ tình yêu như vậy.

Tôi không muốn giải thích bất cứ điều gì với một người có cái tôi quá cao và luôn xem nhẹ tôi, xem thường và rời xa tôi những khi tôi rơi vào cung bậc thấp trong cuộc sống

Những người đó không hề có khả năng yêu thương người khác, họ sẽ chỉ yêu thương khi họ nhận được yêu thương thôi.

Một tình yêu thương có điều kiện chỉ nên gặp những cô gái yêu thương họ với một điều kiện nào đó, chứ không nên là với một người chỉ biết yêu thương hết mình như tôi, tôi sẽ có một mảnh ghép phù hợp hơn.

Tôi không cần một tình yêu thương bố thí, hay một loại tình yêu thương có điều kiện như vậy.

Điều đó thực sự tồi tệ và vô nghĩa với tôi, không phù hợp với giá trị của tôi và không kết nối được với tinh thần của tôi

Rồi họ sẽ gặp được một người cho họ một tình cảm mà họ đã và đang dành cho tôi, như cách họ đối xử với tôi.

Có lẽ tôi dành quá nhiều tình yêu thương và sự ấm áp ngọt ngào cho họ nên họ coi đó là lẽ đương nhiên như họ xứng đáng được nhận chứ chưa bao giờ thật sự quý những gì tôi trao cho họ.

Tôi bị từ chối và tôi biết, mọi thứ đã xong rồi.

Mọi thứ đã kết thúc rồi.

Mọi thứ đã chấm dứt rồi

Done!

Không còn bất cứ hơi ấm nào trong lòng tôi nữa khi nghĩ về cách tôi bị đối xử trong suốt thời gian qua, từ đầu tới cuối.

Tình yêu của tôi có bao la nhưng cũng không thể nào lấp cho đầy được sự bạo hành cảm xúc mà tôi phải chịu đựng.

Xong rồi, tôi không mong gì hơn là…

Mình sẽ nhanh chóng vượt qua được mối tình này và có một tình yêu mới, gặp một người phù hợp với giá trị con người tôi.

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã!

Tôi đã rất muốn tiếp tục trao đi tình yêu này cho hắn, cùng hắn xây dựng lại tương lai và yêu thương hắn chân thành và sâu sắc nhất.

Nhưng có lẽ, hắn chưa sẵn sàng để nhận những gì tôi muốn trao đi, nên mọi thứ cũng nên kết thúc từ đây.

Tôi sẽ trao nó cho người khao khát và trân trọng những gì tôi muốn trao.

Chứ không phải một người hắt hủi và chà đạp những gì tôi chưa kịp trao đi, xem tôi như một con rối và đối xử với tôi như một đứa con nít!

Một đứa con nít, nhưng hắn vẫn đang chấp nhặt và chiến đấu, trả thù một người mà hắn coi là con nít.

Tôi nghĩ đứa con nít này sẽ được yêu thương bởi một người yêu trẻ con và không đòi hỏi đứa con nít ấy phải lớn lên và luôn tỏ ra mạnh mẽ.

Chứ không phải là hắn! Vĩnh viễn! Không-phải-là-người-đó. 

The post Một Câu Chuyện Trong Quá Khứ appeared first on Nhân Vật Chính.

]]>
https://nhanvatchinh.com/moi-tinh-that-bai/feed/ 0