Select Page
phán xét

Tại Sao Bạn Hay Phán Xét Người Khác

tinh thần

Chúng ta luôn thích phán xét người khác chỉ vì họ khác chúng ta.

Nhưng những phán xét này không giúp chúng ta thông minh hơn mà khiến đầu óc chúng ta không phát triển được.

Vì sao nhiều người lại dễ trở nên căng thẳng và thích phán xét người khác?

Người không hút thuốc đánh giá người hút thuốc và ngược lại. Người đạt thành tích cao nhất lớp cho rằng các học sinh khác là ngu ngốc.

NHững người lười biếng gọi những người đạt thành tích cao là đồ mọt sách.

Người nghèo chê người giàu, người giàu coi thường người nghèo,…

Bạn có thấy những điều này có điểm chung là gì không?

Đó là, chúng ta đánh giá khi thấy người ta khác với mình. Mọi người sẽ ít đánh giá những người có cùng thói quen, lối sống và giá trị như mình.

Trong tâm lý học, hành vi này được gọi là sự gắn kết dựa trên vị thế tương đồng.

Bạn thích phán xét người khác, nhưng lại hiếm khi nghĩ về lý do tại sao bạn lại phán xét người khác.

Vì theo bản năng, chúng ta muốn tránh xa những người không có cùng quan điểm với mình.

Bạn nghĩ là bạn sẽ không làm những điều mà bạn cho rằng không đúng đắn về mặt đạo đức hay về mặt xã hội.

Nhưng khi bạn làm điều đó, bạn sẽ không cảm thấy điều đó không đúng đắn nữa.

Ví dụ, ngoại tình được cho là hành vi xấu xa không thể chấp nhận được, và bạn xem thường những kẻ ngoại tình.

Nhưng khi bạn lừa dối người yêu mình vì lý do này hay lý do khác thì bạn lại nhìn nhận mọi thứ theo khía cạnh khác,…

Cho nên, có thể nói là, khi bạn ở trong một tình huống tương tự, thì những hành vi mà bạn xem thường kia bỗng trở nên không còn vô lý nữa.

Đó là lý do, càng có nhiều trải nghiệm, bạn càng ít phán xét hơn.

Tôi chưa bao giờ tin rằng chúng ta có thể học hỏi được từ những sai lầm của người khác.

Bạn không thể học hỏi được gì đâu. Bạn chỉ có thể nắm được lý thuyết thôi. Bạn có thể tự nhắc nhở mình để tâm đến những kinh nghiệm người khác từng trải qua, nhưng bạn không thể thật sự hiểu rõ những điều đó nếu bạn không tự mình trải nghiệm.

Nói cách khác, nếu bạn không có kinh nghiệm cá nhân bạn không thể hiểu rõ lý do hành động của người khác.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải tự trải qua tất cả những kiếp nạn để có thể thấu hiểu mọi người. Mà là chỉ khi bạn tự mình đối mặt với những khó khăn, bạn tự khắc sẽ thông cảm hơn với người khác mà không có những thành kiến tiêu cực!

Tìm điểm tương đồng

Để giảm xung đột, chúng ta cần tìm ra những điểm tương đồng. Ví dụ, nếu hai người khác quan điểm chính trị bàn luận với nhau về vấn đề chính trị xã hội thì sẽ có nguy cơ xảy ra bất đồng và cãi vã.

Nhưng, nếu cả hai đều yêu bóng đá và cùng cổ vũ cho một đội bóng hay yêu thích cùng một nhóm nhạc gì đó, và họ nói về chủ đề tương đồng này trước, họ sẽ xây dựng được thiện cảm trong mắt nhau. Và điều này sẽ giúp cho những khác biệt về quan điểm chính trị của họ bớt căng thẳng và họ cũng sẽ ít phán xét nhau hơn.

Nhiều rắc rối sẽ phát sinh trong một mối quan hệ nếu chúng ta có sẵn định kiến trong đầu về cách mọi thứ nên diễn ra. Ngay cả khi 2 người có nhiều điểm tương đồng thi cũng không thể nào có chung quan điểm về tất cả mọi thứ.

Khi chạm phải những chủ đề khác quan điểm thì dễ nảy sinh tranh cãi. Và những cuộc tranh cãi lớn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Bạn không nên thỏa hiệp với những giá trị cốt lõi của mình, nhưng nếu bạn kiên quyết mọi việc buộc phải diễn ra theo một cách nhất định, thì thành kiến đó có thể sai và gây ra những đau đớn không đáng có cho bạn.

Trong một tập Podcast trước đây, tôi đã từng nosi về vấn đề thiếu thốn tình cảm. Bạn có thể xem ở đây

Và sau khi chữa lành sự thiếu thốn tình cảm thì bạn nên thay đổi bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ khác.

Không phán xét

Hãy biết thông cảm và cởi mở với người khác, cho dù đó là mối quan hệ ngắn hạn hay dài hạn.

Đặc biệt là trong mối quan hệ tình cảm, những vấn đề gây tranh cãi không nên là các thói quen hàng ngày mà là những sự khác biệt lớn như chuyện con cái, quan điểm về hôn nhân và lựa chọn chỗ ở sau khi kết hôn. Đó mới là những yếu tố khiến mối quan hệ rạn nứt chứ không phải những vấn đề vặt vãnh như sở thích hay thói quen sinh hoạt.

Cuối cùng, bạn có hay đánh giá người khác vội vàng khi mới nghe qua câu chuyện của họ hay không? Và bạn có nhận ra là bạn chỉ có cảm giác tự tin về một điều gì đó mà bạn thành thục chứ không phải là do so sánh bản thân với người khác hay không

Hãy để lại những suy nghĩ và cảm nhận của bạn ở comment bên dưới nha

Người đồng hành tinh thần của bạn

Yêu thương

Pin It on Pinterest