Select Page

Đối phó với sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương

tinh thần

“Không phải những gì xảy ra với chúng ta khiến chúng ta đau khổ; mà những gì chúng ta nói với chính mình về những gì xảy ra khiến ta đau khổ.” ~ Pema Chodron

Hồi nhỏ có lần tôi bị ngã xe đạp, đầu gối rách ra, đau đớn khủng khiếp.

Ngày hôm sau tôi đi học, bạn tôi nghịch ngợm đánh vào cái đầu gối đang bị thương của tôi, khiến vết thương chảy máu, tôi đau không cầm được nước mắt. Bạn tôi thấy thế, vội vàng xin lỗi tôi rối rít. Tôi vừa khóc vừa giận.

Bạn đó không hề biết đầu gối tôi đang đau như thế nào, tôi đi cà nhắc như thế nào, vậy mà lại không để ý đến vết thương của tôi.

Bây giờ khi ngẫm lại, tôi thấy thực ra hầu hết mọi người ai nấy cũng đều bận rộn với cuộc sống của chính mình, và chỉ những ai thật sự để tâm mới có thể nhận ra người khác đang bị tổn thương (dù về thể xác hay tinh thần).

Vậy là, khi có người vô ý làm vết thương của tôi nặng thêm, thì ai là người có lỗi trong chuyện này? Tại họ, vì đã không nhận ra tôi đang bị thương? Hay là tại tôi, vì đã không nói trước với họ để họ cẩn thận hơn?

Và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình

Không ai có lỗi cả.

Đó chỉ là một sự cố ngoài ý muốn. Nếu đã trưởng thành đủ, bạn chắc chắn sẽ nhận ra điều này, nên đừng bị vướng vào cái bẫy đổ lỗi cho người khác hoặc cảm thấy tội lỗi.

Hãy làm những điều sau đây để có thể sửa đổi ngay lập tức và đảm đảo bản thân không quy trách nhiệm cho người khác nữa.

Tổn thương cảm xúc

Trước đây có một người lúc nào cũng làm cảm xúc của tôi bị tổn thương. Có lẽ là vô tình, anh đó không có ác ý nhưng lại vô tình không hề để ý đến những dấu hiệu tôi đang bị tổn thương về mặt cảm xúc. Cũng giống như người bạn đã vô tình chạm vào vết thương đầu gối của tôi đã không hề để ý đến việc tôi đang bị thương vậy.

Anh ta biết về chuyện của tôi trong quá khứ và luôn gợi lại để trêu chọc tôi. Tôi thì luôn khoác lên mình bộ mặt vui vẻ, niềm nở, lạc quan để che đi sự nhạy cảm sâu sắc của mình, giống như miếng bông băng che đi vết thương sau đầu gối của tôi vậy.

Và ảnh đã không nhận ra rằng hành vi của ảnh đã gây ra nỗi đau sâu sắc trong tôi.

Hồi đó, tôi đổ lỗi cho anh ấy vì đã làm tổn thương tôi. Nhưng may mắn là, tôi đã đủ trưởng thành để nhận ra rằng người ấy không gây ra nỗi đau cho tôi; mà chỉ vô tình kích thích một điểm nhạy cảm tôi có sẵn.

Tôi luôn cực kỳ nhạy cảm, đầy cảm xúc. Tôi không có khả năng nói rõ những gì tôi đang cảm nhận, cũng không thể bày tỏ  những gì tôi đang cảm nhận từ người khác, nhưng tôi có cảm nhận được điều đó. 

Khi tôi hiểu rằng người khác thường không nhận thức được sự nhạy cảm về cảm xúc của tôi, chẳng ai biết tôi dễ bị tổn thương như thế nào, tôi đã cố gắng để tìm hiểu nguyên nhân thật sự của bất kỳ cảm xúc nào xuất hiện trong lòng mình. 

Tôi đã sử dụng 5 câu hỏi này:

1. Đó có phải là cố ý không?

Tôi gạt nỗi đau của mình sang một bên và nhìn mọi thứ từ góc nhìn của người khác.

Người ấy có cố tình khiến tôi cảm thấy bị tổn thương không? Rất hiếm khi một người tốt cố tình gây tổn thương cho người khác và bạn sẽ nhận ra rõ ràng nếu một ai đó xấu xa đang cố tình làm đau bạn.

Khi đã có câu trả lời, khi đã hiểu rằng người khác không cố tình làm bạn tổn thương, bạn sẽ không oán trách họ và chỉ tập trung vào những gì bạn đang cảm thấy.

2. Tôi đang cảm thấy thế nào?

Khi bị tổn thương, chúng ta thường đổ lỗi cho người đã làm tổn thương ta, đó là một cơ chế bảo vệ tự nhiên.

Chúng ta hay thể hiện nỗi đau của mình ra bên ngoài bằng sự tức giận, thay vì hướng vào bên trong để quan sát tâm mình, quan sát nỗi đau của mình để chữa lành.

Bạn buộc tội ai đó đã khiến bạn cảm thấy mình không có giá trị? Trách ai đó khiến bjan cảm thấy thấp kém? Ngu ngốc? Tầm thường? Xấu hổ? Bị phớt lờ? Bạn cho rầng ai đó đã khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi và không được yêu thương?

Khi chúng ta đau đớn, đổ lỗi cho người đã làm tổn thương chúng ta là một cơ chế bảo vệ tự nhiên. Chúng ta phóng chiếu nỗi đau của mình ra bên ngoài như sự tức giận, thay vì hướng sự chú ý của chúng ta vào bên trong để chữa lành. Có phải chúng ta đang buộc tội ai đó khiến chúng ta cảm thấy vô giá trị? Ngu ngốc? Bị bỏ qua? Xấu hổ? Không hấp dẫn? Không được yêu và không đáng yêu?

Gọi tên những lời buộc tội bạn  gán cho người khác ra như vậy sẽ giúp bạn đào sâu vào để tìm ra điều gì đang thật sự diễn ra trong nội tâm mình.

3. Chuyện gì đang thực sự xảy ra vậy?

Một khi bạn xác định được cảm giác của mình, hãy  tìm hiểu lý do tại sao bạn cảm thấy như thế. Bạn thực sự đang vật lộn với điều gì? Nó thường xoay quanh sự bất an bên trong bạn

Ví dụ, nếu ai đó “làm” bạn cảm thấy ngu ngốc, đó là do bạn  nghi ngờ khả năng và trí thông minh của mình sẵn rồi. Nếu ai đó “làm” bạn cảm thấy vô giá trị, thì thực ra từ bên trong, bạn đã không chấp nhận giá trị của chính mình từ trước rồi.

lúc trước, tôi thường cảm thấy mình  bị lãng quên và bị phớt lờ, bởi vì bên trong tôi có sẵn cảm giacs thiếu thốn tình cảm, cần sự chú ý và không cảm thấy đủ đầy.

Hiểu được sự thật những gì đang diễn ra bên trong đã giúp tôi hiểu rằng: Những tình huống và sự việc bên ngoài không thể làm cho chúng ta cảm thấy như thế nào, mà những tác nhân bên ngoài chỉ có thể kích hoạt những cảm xúc và suy nghĩ mà chúng ta đã có sẵn về bản thân mà thôi/

4. Đi tìm sự giải tỏa. 

Một khi bạn tìm thấy nơi bạn nhạy cảm, một loại thuốc giảm cảm xúc sẽ giúp giảm bớt vết chích. Có lẽ bạn cần ở một mình một thời gian. Không sao đâu. Yêu cầu giúp đỡ cũng không sao. Sự nhẹ nhõm yêu thích của tôi là dành thời gian chất lượng với bạn bè, nhưng đôi khi tôi gặp khó khăn khi yêu cầu điều đó,

Khi bạn đã hiểu bạn hay nhạy cảm ở những tình huống nào, bạn cần tìm ra một liều thuốc để giảm sự nhạy cảm đó lại.

Có lẽ đôi khi bạn cần cho phép bản thân ở một mình. Có giúp bảo vệ chúng cho đến khi chúng lành lại.

Hoặc bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác.

Lúc trước, tôi rất ngại khi phải yêu cầu người khác giúp đỡ, vì tôi cho rằng đó là dấu hiệu của sự yếu đuối. 

Nhưng khi ngẫm lại, tôi thấy khi tôi giúp đỡ bạn mình, tôi đâu bao giờ cho rằng họ yếu đuối, thậm chí tôi còn vui khi được giúp đỡ người khác.

Vậy chắc người khác cũng không ai cho rằng tôi yếu đuối khi cần giúp đỡ đâu nhỉ?

Bây giờ thì tôi đã nhận ra yêu cầu sự giúp đỡ cũng giống như tặng một món quà. Tôi đang trao cho bạn bè mình cơ hội để trở thành bạn của tôi.

Đôi khi tôi chỉ cần ai đó bên cạnh mình để lắng nghe, hoặc đi ăn cùng nhau, hoặc đi chơi xa ở đâu đó. Đơn giản là tôi nói với bạn tôi những gì tôi muốn và họ sẽ cung cấp cho tôi một cách vui vẻ, và cả bọn đều cảm thấy tốt hơn.

5. Làm thế nào để có thể ngăn điều đó xảy ra lần nữa?

Hãy nói chuyện thẳng thắn với người đã làm tổn thương bạn về những gì cảm thấy, trang trải hết những cảm xúc của bạn, vì có thể người kia không hề hay biết rằng bạn đang bị tổn thương.

Và có lẽ đây cũng là điều khó khăn nhất đối với tôi.

Tôi luôn lo là họ sẽ nghĩ tôi đang đổ lỗi và trách móc họ.

Nhưng tôi đã nhắc nhở mình rằng tôi không hề đổ lỗi và cũng không muốn họ cảm thấy tội lỗi. Tôi chỉ muốn nói những gì tôi cảm thấy và cho họ biết để lần sau tránh gây ra những tình huống khiến tôi cẩm thấy bị tổn thương.

Tất cả chúng ta đều có những “điểm nhạy cảm” của riêng mình – những chỗ dễ bị tổn thương. Chấp nhận và chăm sóc những chỗ dễ bị tổn thương đó để khắc phục và vết thương đó sẽ được chữa lành thôi, cũng giống như vết thương ở đầu gối vậy.

Hy vọng bài viết này giúp bạn tìm ra cách dán miếng băng keo cá nhân cho vết thương tâm hồn nhé.

Người đồng hành tinh thần của bạn.

Yêu thương

Pin It on Pinterest