Select Page

Cách tìm ra giá trị cốt lõi của bạn

tinh thần

Giá trị cốt lõi – Nơi tất cả bắt đầu 

Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc định hướng cho thái độ và hành vi của mỗi người.

Đừng nhầm lẫn giữa đam mê, mục đích/niềm tin và các giá trị cốt lõi. Bạn có thể phát triển rất mạnh mẽ khi bạn có mục đích và khi bạn đấu tranh cho mục tiêu của mình.

Nhưng sẽ rất khó khăn để bạn có thể đấu tranh cho những mục tiêu đó một cách hiệu quả nếu bạn không có hiểu biết vững chắc về các giá trị cốt lõi của bạn. Thậm chí bạn có thể bỏ cuộc vì bạn giống như một cái cây không có rễ.

Muốn vươn cao mà lại không có chỗ bám vững vàng.

Bạn sẽ không thể có một cuộc sống cân bằng nếu chưa bao giờ nắm rõ các giá trị cốt lõi của bạn. Giả sử bây giờ tôi hỏi: Giá trị cốt lõi của bạn là gì? mà bạn phải mất hơn 5 giây để nghĩ về câu trả lời, sau đó đưa ra một câu trả lời tàm tạm mà bạn cũng không chắc đó là câu trả lời chính xác hoặc đầy đủ hay chưa, thì đó là dấu hiệu bạn hoàn toàn mù tịt về những giá trị của bạn. (ủa mà bạn mất mấy giây lận?🤔)

 

Tại sao phải biết các giá trị cốt lõi của mình?

Đơn giản thôi, vì hiểu biết về giá các giá trị cốt lõi sẽ duy trì sự ổn định trong đời sống tinh thần, đó là khi bạn không còn bị ảnh hưởng bởi những giáo điều nữa.

Các giá trị cốt lõi đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi quyết định và lựa chọn quan trọng (và cả không quan trọng) mà bạn đưa ra. Nói thế nào nhỉ, nó giống như khi bạn biết bạn đang làm gì, tại sao bạn làm điều đó và điều đó đưa bạn đến đâu.

Khi đó, không gì có thể ngăn cản bạn làm điều đó, mọi lời khuyên hay chỉ dẫn của người khác đều không thể bẻ cong suy nghĩ của bạn.

Bài tập thực hành này sẽ giúp bạn tìm ra những giá trị cốt lõi của mình và cách “xài” chúng để tận dụng tối đa cuộc sống✌🏻. Với điều kiện là bạn phải làm theo!

Còn nếu bạn không làm vì lười hay vì lý do bận hay không có thời gian, bạn nên ngừng đọc, cho đến khi hết lười hoặc hết bận rồi quay lại. Cái này tôi nghiêm túc, đừng chỉ vì tò mò muốn xem thử. (Bạn có thể xem qua bài tập của tôi chứ không thể xem được giá trị cốt lõi của bạn mà không làm bài tập đâu. Nên nếu chưa muốn bắt tay vào làm thì cũng không nên phí thời gian).

Sẵn sàng chưa?

Đầu tiên, hãy lấy một tờ giấy và một cây bút (hoặc một trang Word mới) và viết ra câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau. (Khi nào có giấy viết rồi thì hãy đọc câu hỏi nha)

Đơn giản thôi, vì hiểu biết về giá các giá trị cốt lõi sẽ duy trì sự ổn định trong đời sống tinh thần, đó là khi bạn không còn bị ảnh hưởng bởi những giáo điều nữa.

Các giá trị cốt lõi đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi quyết định và lựa chọn quan trọng (và cả không quan trọng) mà bạn đưa ra. Nói thế nào nhỉ, nó giống như khi bạn biết bạn đang làm gì, tại sao bạn làm điều đó và điều đó đưa bạn đến đâu.

Khi đó, không gì có thể ngăn cản bạn làm điều đó, mọi lời khuyên hay chỉ dẫn của người khác đều không thể bẻ cong suy nghĩ của bạn.

Bài tập thực hành này sẽ giúp bạn tìm ra những giá trị cốt lõi của mình và cách “xài” chúng để tận dụng tối đa cuộc sống✌🏻. Với điều kiện là bạn phải làm theo!

Còn nếu bạn không làm vì lười hay vì lý do bận hay không có thời gian, bạn nên ngừng đọc, cho đến khi hết lười hoặc hết bận rồi quay lại. Cái này tôi nghiêm túc, đừng chỉ vì tò mò muốn xem thử. (Bạn có thể xem qua bài tập của tôi chứ không thể xem được giá trị cốt lõi của bạn mà không làm bài tập đâu. Nên nếu chưa muốn bắt tay vào làm thì cũng không nên phí thời gian).

Sẵn sàng chưa?

Đầu tiên, hãy lấy một tờ giấy và một cây bút (hoặc một trang Word mới) và viết ra câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau. (Khi nào có giấy viết rồi thì hãy đọc câu hỏi nha)

Quá trình tìm kiếm chính mình có thể được mô tả là tìm hiểu và chấp nhận bản chất chân thật, sâu thẳm nhất của một con người.

Bước 1: Suy nghĩ 

1. Hãy nghĩ lại cả cuộc đời từ lúc sinh ra đến hiện tại (bây giờ) của bạn.

– Khi nào bạn hạnh phúc nhất?

– Điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào và những thành tựu bạn đã có là gì?

– Nghĩ về những khoảnh khắc đó. Khi nào có đáp án và những hình ảnh đó trong đầu, ghi lại và đọc tiếp.

2. Bây giờ hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn.

Lần cuối cùng bạn cảm thấy thành công là khi nào?

Bạn đã làm gì vào lần bạn cảm thấy thành công gần đây nhất?

Lần gần đây nhất mà bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc hay mãn nguyện là khi nào?

Điều gì đã xảy ra trong những khoảnh khắc đó mà khiến bạn cảm thấy thành công, hạnh phúc và thỏa mãn như vậy?

3. Cố gắng xác định các điểm chung giữa các câu trả lời của bạn.

Tự hỏi bản thân mình:

Điểm chung của những khoảnh khắc đó là gì?

Có một khuôn mẫu nào cho những khoảnh khắc đó không?

Ví dụ của tôi
Tôi cảm thấy hạnh phúc nhất hồi còn nhỏ khi đi xe đạp, nhảy dây, có đồ chơi mới, được thầy cô khen, được tặng quà, được mẹ mua cho quần áo mới, được đi chơi do nhà trường tổ chức, lần đầu đi công viên nước, lần đầu đi tàu lượn siêu tốc, lần đầu làm bánh bông lan, được khen xinh gái, được khen vẽ đẹp, viết chữ đẹp,… lần đầu được nuôi thú cưng, được xem phim hoạt hình, được mua truyện tranh, dành dụm được đủ tiền mua món đồ mình yêu thích, được xem Tây Du Ký, được sở hữu một cái máy tính, được xài Yahoo! Được chơi game, biết bơi thành công, giải ô chữ thành công, viết một bài viết thành công, xin việc thành công, được tỏ tình,… nhiều ơi là nhiều, kể tới mai không hết.
Lưu ý
đây chỉ là những ví dụ để giúp bạn hình dung rõ ràng hơn để có thể tự tìm ra khuôn mẫu của mình. Có thể với một số người điều này khá khó khăn và bạn không thể ngay lập tức nhớ nhớ lại những khoảnh khắc đó hay chưa thể liệt kê ra được hết những đáp án cho câu hỏi, hãy kiên nhẫn và cho bản thân thời gian

Đây không phải là thứ có thể tìm ra được ngay. Thậm chí tôi phải mất đến vài tháng mới liên kết lại được những đáp án và tìm ra khuôn mẫu cho những đáp án của tôi. Nên đừng thúc ép bản thân phải tìm ra ngay lập tức, vì sự thúc ép có thể dẫn đến một kết luận sai lầm. Cứ từ từ suy ngẫm và bạn sẽ thốt lên đầy hạnh phúc khi ngộ ra được điều đó.

Bất cứ công cuộc nào có giá trị cũng đều cần thời gian, vậy nên hãy cho bản thân được nghĩ về nó thật nhiều và dành thời gian để nghĩ về nó mỗi ngày.

Có thể giờ bạn không nghĩ ra, xong đến lúc bạn ăn cơm, bạn chợt nhớ lại một điều gì đó khiến bạn vui và hạnh phúc trong quá khứ. Trong lúc bạn di tắm, bạn nhớ lại lúc mà bạn cảm thấy tự hào nhất và những thành tựu bé nhỏ đã từng khiến bạn rất vui trong quá khứ. Hãy chụp lấy những lúc nhớ lại đó ngay lập tức vì nếu bạn không chụp lấy nó, bạn sẽ ngay lập tức quên đi.

Hãy viết ra và đọc lại những điều đó mỗi ngày cho đến khi bạn tìm thấy một điểm chung giữa những gì bạn viết.

Tất nhiên nếu bạn không tìm ra, bạn vẫn có thể tìm kiếm từ hỗ trợ từ tôi nhưng tôi muốn bạn phải chủ động tìm ra sự thay đổi lớn lao này cho cuộc đời bạn.

Chỉ nghĩ đến việc nhờ đến sự hỗ trợ khi bạn đã cố gắng rất nhiều và rất lâu và không thể tìm thấy khuôn mẫu chung cho những điều đó. Nhưng tôi tin rằng, bất kỳ ai với sự cố gắng và dành sự chú ý đủ nhiều và thật sự nghiêm túc nhìn nhận đây là điều quan trọng, đều có thể tự tìm ra cho mình được câu trả lời mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ đâu.

Tôi biết bạn sẽ làm được bước 1 này, vì chúng ta ở trong một bộ lạc tinh thần và chúng ta mang một ý chí sắt đá mạnh mẽ kiên cường, đừng bao giờ quên điều đó

Gợi ý cho bạn

Có thể lần gần đây nhất bạn cảm thấy vui và trọn vẹn khi làm tình nguyện viên cho một hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã và lần cuối cùng bạn thực sự hạnh phúc là trong chuyến đi cắm trại, hoặc bạn thích trồng câyngắm hoa, được đi leo núi, đi chơi biển,… thì một khuôn mẫu có thể là kết nối với thiên nhiên.

Còn nếu bạn cảm thấy vui khi giúp đỡ người khác, bạn thích tham gia các hoạt động từ thiện và hạnh phúc khi thấy người khác tốt lên vì sự giúp đỡ của bạn, thì khuôn mẫu này là có sự kết nối với nhân loại, cảm nhận tình người sâu sắc.

Từ gợi ý trên, tôi hy vọng bạn có thể hình dung ra và kết nối danh sách của bạn để tìm ra khuôn mẫu bạn có nhé.

Bước 2: Viết

Bây giờ bạn đã có ý tưởng về điều gì đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và thành công trong quá khứ, đã đến lúc tìm ra những giá trị cơ bản của bạn. Đối với bước này, bạn sẽ cần một tờ giấy trắng (tốt nhất là tờ lớn).

1. Viết từ GIÁ TRỊ vào giữa tờ giấy.

2. Sử dụng từ đó làm điểm bắt đầu, vẽ các đường ra bên ngoài.

3. Ở cuối mỗi dòng, hãy viết ra từ tiếp theo mà bạn nghĩ đến.

4. Nếu một từ truyền cảm hứng cho một từ khác, hãy vẽ một đường thẳng khác và kết nối chúng. Ví dụ bạn viết ra từ Trung Thực, sau đó nghĩ tới một cái gì đó liên quan đến trung thực mà bạn đánh giá cao, là bạn luôn đúng giờ và giữ đúng lời hứa, bạn vẽ thêm một đường từ cái ô Trung Thực đó, viết ra chữ Uy Tín hoặc Tin Cậy.

5. Tiếp tục thêm và kết nối các từ với từ GIÁ TRỊ ban đầu hoặc với các từ bạn đã thêm vào cho đến khi không còn từ nào nữa xuất hiện trong đầu bạn nữa.

6. Cuối cùng, bạn sẽ có một mạng lưới các từ được liên kết với nhau, đây là mindmap dẫn đường cho bạn tìm ra đáp án cho cái bạn đang tìm kiếm.

Đừng phụ thuộc vào Internet

Tôi biết là trên mạng có sẵn rất nhiều danh sách giá trị cho bạn tham khảo nếu bạn gặp khó khăn khi tìm ra các giá trị cụ thể của riêng mình. Nhưng làm ơn, hãy cố gắng hoàn thành Mindmap này mà không cần truy cập danh sách hay tra cứu internet.

Vì những thứ đó sẽ làm bạn bị ngộp và mất tập trung khi xem những gì người khác đã viết hoặc chọn từ những kết quả trên mạng, và điều này sẽ chỉ khiến bạn hoang mang hơn thôi, bạn sẽ bị cuốn vào những đáp án của người khác và càng không đủ tỉnh táo để nhìn nhận ra một cách đúng đắn những giá trị của mình.

Mỗi người có những giá trị cốt lõi khác nhau

Hãy nhớ rằng, đây là những giá trị của bạn – không phải của người khác. Nên dù danh sách Mindmap của bạn ngắn gọn hay ít hơn người khác, đó vẫn tốt hơn là thêm vào danh sách đó những từ không phản ánh đúng giá trị của bạn.

Đây không phải là một cuộc đua xem ai có nhiều giá trị hơn. Đây là cuộc hành trình với bản thân, không phải với người khác. Bạn hiểu ý tôi không?

Nhưng danh sách mindmap này không phải là kết quả cuối cùng, nên đừng cố tô vẽ những điều không thật về bản thân. Dù bạn viết ra được 100 từ mà không có từ nào thật sự có mối liên kết với bạn, bạn cũng thua trên chính bài tập này. Nên nhớ mục đích ban đầu của bạn khi làm bài tập này là gì.

 

 

Bước 3: Chọn

Bây giờ, bạn sẽ sử dụng những từ mà bạn đã xác định ở Bước 2 để xác định giá trị cốt lõi của mình là gì.

1. Trên Mindmap của bạn, hãy khoanh tròn 5-10 từ thể hiện rõ nhất con người bạn (hoặc con người bạn muốn trở thành).

2. Kiểm tra xem có thể hợp lại bất kỳ giá trị nào na ná nhau không (ví dụ: “độ lượng” và “khoan dung” tương tự nhau nên bạn có thể rút gọn thành giá trị này hoặc giá trị kia). Đừng để cho danh sách của bạn quá rườm rà, hãy khiến cho nó càng rõ ràng càng xúc tích càng tốt.

3.Liệt kê các giá trị đã chọn trên một tờ giấy mới, theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.

4. Năm từ đầu tiên trong danh sách thứ tự sẽ được sử dụng trong các bước tiếp theo.

Bước 4: Thực hiện

Bây giờ là lúc để tìm hiểu xem bạn có đang sống theo các giá trị của mình hay không, cũng như suy nghĩ về các cách để thực hiện các giá trị đó trong cuộc sống của bạn.

1. Lần lượt viết ra một giá trị mà bạn đã chọn làm một trong những giá trị cốt lõi của mình.

2. Dưới giá trị đó, hãy viết ra hai cách mà bạn hiện ĐANG sử dụng giá trị đó trong cuộc sống của mình.

Đừng lo lắng nếu bạn không thể nghĩ ra một ví dụ ngay bây giờ. Không có gì lạ khi bạn cảm thấy như thể mình không thực sự sống theo những giá trị của mình – đặc biệt nếu bạn đang trải qua những thay đổi lớn hoặc không hài lòng với cuộc sống trong một thời gian dài rồi.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có thể bạn đang thực hiện các giá trị cốt lõi của mình theo những cách nhỏ nhặt mà không hề nhận ra. Ví dụ, dành thời gian nghỉ trưa để đọc blog về các kỹ thuật mua sắm thực phẩm tiết kiệm là một cách hỗ trợ giá trị trách nhiệm tài chính của bạn. Dành ra 5 phút giải lao trnh thủ đọc sách là cách củng cố cho giá trị ham học hỏi và đam mê tri thức của bạn.

3. Đi qua từng giá trị một lần nữa. Lần này, hãy xác định cách bạn MUỐN triển khai giá trị đó trước mắt.

Ngay cả khi bạn đã sử dụng giá trị cốt lõi đó, hãy nghĩ ra thêm những cách bổ sung để kết hợp nó vào cuộc sống của bạn, tiến về phía trước.

Ví dụ: nếu “yêu thích học tập” là một trong những giá trị cốt lõi của bạn, hãy viết ra một lớp học mà bạn có thể đăng ký, một ngôn ngữ bạn có thể bắt đầu học hoặc một cuốn sách mà bạn có thể bắt đầu đọc ngay hôm nay.

4. Đi qua từng giá trị một lần nữa. Bây giờ, hãy viết ra ít nhất một cách bạn CÓ THỂ thực hiện giá trị đó trong tương lai xa.

Một lần nữa, ngay cả khi bạn đã và đang sử dụng giá trị đó và đã xác định các cách để thực hiện nó trong tương lai gần, hãy nghĩ xem giá trị đó có thể là một phần cuộc sống của bạn như thế nào trong tương lai xa hơn.

Ví dụ: mở một tài khoản tiết kiệm để bắt đầu chuẩn bị cho việc học đại học của con bạn (để hỗ trợ niềm đam mê học tập của bạn); viết một kế hoạch kinh doanh cho một liên doanh sẽ cung cấp thực phẩm hữu cơ, địa phương, chất lượng cao cho các trường học có thu nhập thấp (để hỗ trợ giá trị lòng trắc ẩn của bạn); hoặc làm việc để đạt được bằng cấp hoặc chứng chỉ cho một nghề nghiệp mới trong luật môi trường (để hỗ trợ giá trị bảo vệ môi trường của bạn).

5. Hãy nghĩ về một quyết định mà bạn sẽ SỚM đưa ra và cách bạn có thể sử dụng một số hoặc tất cả các giá trị cốt lõi của mình để đưa ra quyết định. Đó có thể là một việc gì đó to tát như tìm một công việc mới hay đơn giản như quyết định ăn gì vào bữa trưa.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng giá trị cốt lõi của lòng trắc ẩn để tìm kiếm một công việc giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, và bạn cũng có thể sử dụng lòng trắc ẩn đối với bản thân để chọn một bữa ăn lành mạnh cho bữa trưa, thay vì một bữa ăn nhanh mà không lành mạnh.

mỗi một nấc thang cao hơn là một sự tự đột phá của bản thân

Bước 5: Đánh Giá Lại

Tôi cá là bạn có thể cảm thấy hơi choáng ngợp hoặc thậm chí nản lòng vào thời điểm này. Bình thường thôi, hồi trước tui cũng vậy mà. Điều này không có gì lạ và thực sự có thể giúp bạn đánh giá lại những giá trị mà bạn muốn nắm lấy. Hãy ghi nhớ những điều sau đây khi bạn tiếp tục xác định và đánh giá lại các giá trị của mình.

Bạn thường cảm thấy rằng mình không nhất thiết phải sống theo những giá trị của mình. Đừng đánh bại bản thân về điều đó.

Mọi người hiếm khi sống phù hợp với giá trị của họ mọi lúc. (Tất cả chúng ta đều đã trải qua ít nhất một công việc hoặc nhiệm vụ hút hồn.)

Cách sử dụng các giá trị của bạn một cách hiệu quả nhất là coi chúng như một lộ trình tổng thể để đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng.

Hãy nhớ rằng mỗi ngày là một cơ hội mới để sắp xếp cuộc sống của bạn với những gì quan trọng nhất đối với bạn. Chỉ vì bạn đã bỏ lỡ một cơ hội ngày hôm qua, không có nghĩa là bạn không thể đưa ra những lựa chọn khác ngày hôm nay.

Dành thời gian mỗi ngày để ghi lại cách bạn đang sống với các giá trị của mình hoặc thực hiện các bước để thực hiện chúng. Bạn có thể thường xuyên theo dõi các giá trị của mình theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ:

Theo dõi những thói quen giúp bạn sống phù hợp với các giá trị của mình, chẳng hạn như đi dạo mỗi sáng để cải thiện sức khỏe hoặc ghi nhật ký về lòng biết ơn để cải thiện lòng biết ơn của bạn.

Viết nhật ký hoặc viết tự do như một loại “bổ sung chất xám”. Dành thời gian để bày tỏ nỗi sợ hãi, thất vọng, niềm vui và những hiểu biết sáng tạo của bạn. Nó có tác dụng thanh lọc và sẽ giúp bạn xác định những giá trị mà bạn đang gặp khó khăn hoặc trở nên xuất sắc.

Hãy nghĩ về mỗi thử thách hoặc thất bại như một cơ hội để đánh giá lại các giá trị cốt lõi của bạn. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

Bạn có cảm thấy rằng bạn đang kết hợp các giá trị của mình vào quá trình ra quyết định không?

Hành động của bạn có phù hợp với các giá trị của bạn không?

Bạn có thể sử dụng từng cơ hội như thế nào để đảm bảo rằng bạn đang tạo ra phiên bản tốt nhất của chính mình?

Khi bạn đã đi qua được hết 5 bước tôi hướng dẫn, bạn CHẮC CHẮN đã có một sự gắn kết sâu sắc ở một mức độ nào đó với các giá trị của mình. Và từ nay cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn vẫn không có sự kết nối và ý thức mạnh mẽ về những giá trị cốt lõi của bạn, điều đó có nghĩa là bạn chưa từng nghiêm túc đầu tư cho bài tập này. Bạn đối phó với nó sơ sài và không có bất cứ sự trân trọng nào đối với việc tìm ra những thứ đang dẫn dắt cuộc sống của bạn.

Nếu bạn đối xử với bài tập này như một trò chơi, những gì bạn nhận lại sẽ là một trò chơi.

Nếu bạn đối xử với nó như một sự khám phá và tiếp cận với sự tò mò, những gì bạn nhận lại sẽ là thỏa mãn sự tò mò.

Nếu bạn đối xử với nó như một cuộc đời mới của bạn, như chìa khóa cho trí tuệ và hạnh phúc của bạn trong tương lai, những gì bạn nhận lại còn hơn cả những gì bạn mong muốn nhận được khi bắt đầu làm bài tập này. 

Kết quả bạn nhận được từ bài tập này chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời bạn.

Pin It on Pinterest