Select Page
Quá trình tìm kiếm chính mình có thể được mô tả là tìm hiểu và chấp nhận bản chất chân thật, sâu thẳm nhất của một con người.

Khám phá bản thân – Tìm lại chính mình

tinh thần

Biết mình là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan.
—Aristotle

Tìm thấy chính mình là gì?

Vâng, là khám phá bản thân đó

Nếu bạn đã từng ít nhất một lần thốt lên rằng “cuộc sống này mệt mỏi quá, áp lực quá, khó sống quá.” Thì đây là bài dành cho bạn.

Khám phá bản thân có thể có ý nghĩa khác nhau với mỗi người, không có quy ước cụ thể nào hết.

Nhưng tôi lấy một định nghĩa chung để quy ước ở đây cho chúng ta có thể bám vào, quá trình khám phá bản thân là quá trình tìm hiểu và chấp nhận bản chất thật, sâu thẳm nhất, cốt lõi nhất của một con người! (Dựa theo nhà tâm lý học lâm sàng Carla Marie Manly).

Trước giờ, bạn toàn dành thời gian tìm hiểu người khác, đối tượng hẹn hò, đối tác, bạn bè, thần tượng, khách hàng, đồng nghiệp,… chứ có bao giờ bạn bỏ thời gian công sức tìm hiểu chính bạn chưa? 

Làm quen với người khác

Khi tìm hiểu một người, bạn sẽ muốn biết người ta thích gì, tính tình người ta như thế nào, rồi người ta có thói hư tật xấu gì không, người ta có ưu nhược điểm gì,…

Nói chung, bạn càng quan tâm tới người đó, là thông tin bạn nắm được về họ càng nhiều!

Đúng chứ?

Thậm chí bạn có thể tự tin khoe: “Tui hiểu người đó nhiều hơn cả họ hiểu chính bản thân nữa đấy!”

Vậy bạn có hiểu bản thân bạn tới mức đó không?

Có một sự thật đáng buồn là chúng ta thường nghĩ rằng “Tôi đương nhiên phải hiểu bản thân tôi rồi, sao mà không hiểu được”. Nhưng mà khi hỏi “hiểu như thế nào?” thì không ai trả lời được cả.

 

Tìm hiểu một ai đó

 

Khi bạn quan tâm một người nào đó, bạn muốn chung sống hòa hợp và có một mối quan hệ lành mạnh với họ, bạn có xu hướng muốn biết tất cả về người đó.

Mà muốn có sự kết nối với họ thì phải biết họ thích gì để làm họ vui, biết họ không thích gì để tránh làm những điều khiến họ thất vọng.

Không sai, bạn làm rất tốt, rất nỗ lực cho các mối quan hệ xã hội.

Nhưng mối quan hệ của bạn với chính mình, theo bạn cảm nhận, nó có vẻ thuận lợi lắm không?

Và có một điều hiển nhiên nhưng ít ai phát hiện ra: những người không hiểu bản thân là những người không biết yêu thương bản thân, hoặc muốn yêu bản thân mình nhưng không biết yêu như thế nào mới gọi là yêu!

Mà những người không có sự kết nối với bản thân, không đủ quan tâm, không hoà hợp được với con người thật bên trong, thì dù có thấu hiểu người khác tới đâu, cũng rất khó để duy trì mối quan hệ bền chặt.

Tại sao nhiều người không hiểu chính mình?

Chúng ta không được dạy cách làm quen với con người thật bên trong, không được dạy cách sống hòa hợp với bản thân, không ai chỉ dẫn điều đó cả!

Khi bạn tìm thấy chính mình, bạn thường có cảm giác ‘trở về nhà’ – nhà là một nơi bình yên, bạn cảm thấy chân thực và quen thuộc nhất. Cảm giác trở về nhà rất phổ biến với những người chưa bao giờ biết bản thân và cả những người đã đánh mất chính mình trên hành trình cuộc sống.

Cách tốt nhất là hiện thực hóa bản thân.

Quá trình hiện thực hóa – đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với những phần có ý thứcvô thức của tâm lý – đó là mục tiêu cuối cùng của việc tìm thấy chính mình.

Quá trình này chính là tìm ra các giá trị cốt lõi của mình rồi sống một cuộc sống xoay quanh những giá trị cốt lõi đó, bao gồm đưa ra các quyết định và lựa chọn phù hợp với giá trị của mình, điều đó sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao lòng tự trọng và giúp khám phá nội tâm của mỗi chúng ta.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà chúng ta liên tục nghe người khác bảo chúng ta là ai và chúng ta nên sống như thế nào. 

“Tìm thấy chính mình cũng có thể có nghĩa là loại bỏ những tiếng ồn ào từ người khác, và có một cuộc đối thoại nội tâm với chính mình, một cách tử tế, từ bi và đồng điệu với cách bạn muốn trở thành, chứ không phải những gì bạn nghĩ người khác muốn bạn trở thành.”

Đây không phải việc chỉ cần làm một lần là xong

Nói trước để bạn không hiểu lầm ngay từ đầu, khám phá bản thân là một quá trình liên tục và bền bỉ!

Nếu việc kết hôn với một người là ăn đời ở kiếp, là nỗ lực duy trì sự hài hoà, hạnh phúc với người đó cả đời. Thì bạn nghĩ, bạn với bản thân mình, sống với nhau trong bao lâu? Cả đời!

Vợ chồng còn ly thân ly dị được, chứ bạn không ly thân với tinh thần bạn được đâu, có muốn cũng không được đâu! Trừ khi ngủm củ tỏi thôi. 

Thế nên tôi mới nói, việc khám phá bản thân để kết nối sâu sắc với chính mình không phải việc chỉ cần làm một lần là xong.

Bạn lớn lên, qua mỗi giai đoạn cuộc đời, sẽ không ngừng thay đổi và phát triển, nên bạn phải luôn không ngừng khám phá bản thân, tìm ra những điều mới mẻ trong chính mình mỗi ngày.

Và quan trọng hơn hết, nhận thức được rõ ràng BẠN LÀ AI và BẠN MUỐN TRỞ THÀNH AI!

Khám phá bản thân là một quá trình dài. Nhưng rất xứng đáng!

Bạn càng hiểu chính mình, cuộc đời bạn càng dễ dàng và thuận lợi, dù cho bao nhiêu cay đắng đổi thay, bị vùi dập te tua tơi tả, thì tin tôi đi, bạn vẫn có thể vững tay chèo giữa ngọn sóng ba đào!

vững vàng trong nghịch cảnh

Tại sao cần khám phá bản thân?

Khám phá bản thân – nghệ thuật tìm kiếm chính mình

Bạn không thể sống hạnh phúc và phát triển toàn diện về mặt tâm lý và tinh thần nếu bạn không trải qua quá trình khám phá bản thân và không ngừng soi sáng nội tâm!

“Tìm ra chính mình sẽ cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống của bạn.

Nó giúp bạn chạm tới mong muốn, nhu cầu, khao khát và niềm vui của mình. Làm điều này giúp chúng ta biết những gì đúng đắn với bản thân và sống phù hợp với những điều đó.

Ngẫm thử xem, bạn có đang sống cuộc đời mình bằng một phiên bản mà bạn nghĩ rằng người khác sẽ thích nhất?

Đây là một cuộc sống đáng thương và tù túng nhất! Tại sao?

Nó chỉ làm bạn thêm căng thẳng và lo lắng vì bạn phải nỗ lực hết sức để hoàn thành “vai diễn” thật xuất sắc.

Chưa kể, ý kiến và nhu cầu của người khác về chúng ta sẽ liên tục thay đổi, nghĩa là chúng ta sẽ phải định hình con người và tính cách của mình dựa trên mỗi người mà ta tiếp xúc; điều này RẤT mệt mỏi!

Thay vào đó, khi bạn biết bạn là ai, bạn có thể dựa vào ý thức về bản thân và sống từ ý thức đó, bạn sẽ cảm thấy rất ổn áp và tự do.

ôm lấy tia nắng vàng với tự tự do và tâm hồn phơi phới

Những khó khăn trong việc tìm kiếm chính mình

1. Xích mích với người thân

Khỏi phải nói, một trong những thách thức bạn sẽ ít nhiều gặp phải, không né được đâu, đó là xích mích với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, họ sẽ không thoải mái với những thay đổi của bạn trong quá trình này.

Cũng dễ hiểu thôi, vì khi bạn đã quá quen làm những việc theo ý họ, sống vì họ, làm hài lòng họ, đến khi bạn muốn sống cho chính mình, thì chắc chắn sẽ gây ra những hành động làm họ khó chịu nếu họ đã quen với sự dễ dãi của bạn trước đây.

Theo tôi thấy, bạn không việc gì phải lo trong trường hợp này. Đó còn là một cơ hội tốt để bạn nhận ra một số người trong cuộc sống của bạn chỉ tồn tại vì họ được hưởng lợi từ việc làm hài lòng mọi người của bạn mà thôi.

Họ coi đó là việc hiển nhiên, coi đó là việc mà bạn phải làm cho họ, họ thực sự không biết ơn mà chỉ có áp đặt. 

Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng những mối quan hệ này chỉ là mối quan hệ từ một phía!

Một số người sẽ không thích con người mới của bạn, không ủng hộ việc bạn muốn sống theo cách mà bạn muốn, thậm chí không tán thành việc thay đổi bản thân và tìm kiếm chính mình của bạn. Và điều đó không sao cả! Chẳng có gì đáng lo hết!

“Một phần của việc tìm kiếm chính mình đồng nghĩa với việc bạn phải cảm thấy thoải mái với việc người khác không hài lòng về bạn.

Nhưng theo tôi thấy, bạn nên coi đó là điều đáng mừng. Vì bạn có thể thấy được ai không quan tâm đến lợi ích tốt nhất của bạn. Ai không muốn bạn được sống hạnh phúc.

Và một khi họ đã không quan tâm đến lợi ích của bạn, thì việc gì bạn phải quan tâm đến họ và những phán xét, những khó chịu của họ?

Nhưng khi thời gian qua đi, bạn sẽ nhận thấy một điều: “Cuối cùng thì, khi chúng ta thay đổi, những người xung quanh chúng ta cũng có thể thay đổi.”

2. Mọi thứ có thể trở nên tối tăm

Một thách thức thường gặp khác trên hành trình tìm kiếm chính mình thường được gọi là “tâm hồn màu đen”.

Hành trình khám phá bản thân thường có giai đoạn đen tối này, nó làm bạn cảm thấy lạc lõng, bối rối và ảm đạm.

Đó là do sự đấu tranh nội tâm khi sắp xếp lại nhận thức và ý thức cá nhân. Đây là một giai đoạn u ám, tôi nói trước, thậm chí nó còn khiến bạn cảm thấy lạc lối hơn lúc bạn chưa bước đi trên hành trình này.

Bạn chỉ cần hiểu đơn giản, đây là sự tranh đấu giữa những quan niệm và nhận thức cũ đã được định hình trước đây và những quan niệm mới, chúng đấu tranh với nhau để giành mảnh đất và sự sống trong tâm thức bạn

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều gặt hái được cảm giác tự nhận thức lâu dài và chiến thắng chính mình, thỏa mãn và hạnh phúc sau khi trải qua giai đoạn khó khăn này.

 

không biết phải làm gì và làm như thế nào, cảm thấy mơ hồ và mất phương hướng

3. So sánh

Tôi có một bài viết nói về việc chúng ta liên tục đánh giá bản thân dựa vào việc tự so sánh mình với người khác.

Vì chúng ta không hiểu bản thân nên không biết thế nào là đủ.

Nó có thể gây ra sự nhầm lẫn hoặc ko rõ ràng về những gì chúng ta thực sự “muốn” và “mong cầu” cho bản thân.

Bạn thấy một người bạn cũ làm công việc mới, có kỳ nghỉ dưỡng mát mẻ, kết hôn và con cái – và bạn bị cuốn vào ý nghĩ là bạn cũng phải làm điều đó, mặc dù bạn không thật sự cần bất kỳ điều gì trong số đó.

Bạn bị mắc kẹt trong câu chuyện ‘muốn’ hoặc ‘phải’ và bị kéo ra khỏi câu chuyện ‘Tôi cần’.

Tôi có nhiều clients bị mắc kẹt kiểu đó lắm khi được hỏi họ muốn gì, vì tất cả “thông điệp và hình ảnh từ thế giới bên ngoài luôn thì thầm trong đầu bảo bạn nên có cái này cái kia và nên trở thành người thế này thế nọ, và rất khó để bạn tắt hết những lời thì thầm đó trong đầu mình.

4. Sự không chắc chắn

Có rất nhiều điều không chắc chắn khi bắt tay vào những cuộc phiêu lưu mới hoặc bắt đầu một chương mới trong cuộc sống của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều muốn ở trong vùng an toàn, ngay cả khi điều đó khá khó chịu. Vì đó là lãnh thổ mà ta đã biết và đã quen thuộc rồi.

Khi nắm bắt một sự thay đổi và muốn đột phá, thì ta phải đối mặt với những thứ xa lạ và đáng sợ, và ta coi đó như cơn ác mộng.

Tại sao?

Bạn không biết điều gì ở bên kia nỗi sợ, sự không chắc chắn, nghi ngại, bất mãn, thiếu thỏa mãn và thường không tin rằng có thể có thứ gì đó khác biệt và tốt hơn, nên bạn đi theo cách quen thuộc của mình, làm chậm tiến trình gồm cả sự ‘cần’ và ‘mong muốn’.

Tôi chỉ có thể nói rằng, tôi trồng một cây táo, cây táo cho tôi những quả táo ngon. Và bạn cũng trồng một cây táo khác, không thể chắc là bạn cũng sẽ có quả táo để ăn.

Nhưng có một điều tôi chắc chắn là, nếu bạn không trồng cây táo nào vì bạn sợ cây táo sẽ không ra quả, bạn sẽ không bao giờ có bất cứ quả táo nào!

Hy vọng ví dụ trên giúp bạn hiểu được ít nhiều vấn đề!

mọi nỗ lực đều cần sự kiên trì mới thấy được kết quả

15 cách để bắt đầu khám phá bản thân

1. Khám phá các giá trị của bạn

Khi nói đến việc tìm kiếm chính mình, một điều tuyệt vời để bạn bắt đầu chính là tìm ra giá trị của bạn là gì.

Giá trị của bạn là những thứ quan trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống, nó đại diện cho con người bạn và là những gì người khác thấy được khi tiếp xúc với bạn, chẳng hạn như sự trung thực, lòng trắc ẩn hoặc sự sáng tạo.

Hãy dành ít thời gian để suy ngẫm về các giá trị của bạn và xác định những giá trị cộng hưởng với bạn nhiều nhất.

Khi bạn biết giá trị của mình là gì, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về cách bạn có thể sống phù hợp hơn với những giá trị đó và đưa ra những lựa chọn phản ánh điều gì quan trọng nhất đối với bạn.

Tôi có bài viết giúp bạn tìm ra giá trị cốt lõi của mình, bạn có thể tham khảo nếu cảm thấy mắc kẹt trong việc xác định giá trị của mình.

 

2. Nhìn lại quá khứ

Người ta thường nói rằng chúng ta nên buông bỏ quá khứ để bước tới tương lai, nhưng quá khứ thực sự có thể là một nguồn cung hữu ích để tìm kiếm chính mình.

Lấy giấy bút ra, viết xuống câu trả lời cho những câu hỏi sau (nếu bạn không làm, bạn không cảm nhận được gì đâu)

Hãy hồi tưởng lại những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc nhất từ nhỏ tới lớn.

– Bạn đã làm những gì?

– Bạn đã cùng làm những điều đó với ai?

– Điều gì đã tạo nên những cảm xúc hạnh phúc đó?

– Cố gắng tạo dựng lại một phiên bản của khoảng thời gian đó trong cuộc đời bạn.

– Lưu ý rằng nó không nhất thiết phải là phiên bản sao chép và dán y hệt như trong quá khứ, những câu hỏi tôi gợi ý ở trên chỉ là một hướng dẫn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu qua nhiều câu hỏi hơn khiến bạn dễ hồi tưởng hơn tại đây.

Một lời khuyên cho bạn nè: bạn nên suy ngẫm về việc bạn đã mất kết nối như thế nào ngay từ đầu.

Tự hỏi bản thân rằng tất cả đã bắt đầu đi sai hướng ở đâu? Và làm thế nào bạn có thể thay đổi những sai lầm?

nhìn lại những sự việc trong quá khứ để suy xét nội tâm

3. Viết Journal

Đây là việc tôi đã bắt đầu làm mỗi ngày khi tôi bắt đầu hành trình khám phá bản thân mình, tôi dành 10-20 phút để kiểm tra bản thân, đó là khoảng thời gian của tôi với tôi, không ai được phép xâm phạm.

Viết ra những điều khiến tôi hạnh phúc, điều khiến tôi không vui, khiến tôi buồn, giận, lo, sợ, thất vọng,… và những điều mới mẻ mà tôi đang cảm nhận, suy nghĩ và trải nghiệm mỗi ngày.

Nếu bạn chưa từng viết journal trước đây hoặc không biết viết gì, tôi có một vài hành trình journal mẫu mà bạn có thể bám theo, bạn có thể chọn một câu hỏi trong bộ journal tôi cung cấp để viết, lưu ý chỉ chuyển sang bộ khác khi đã theo hết một bộ journal.

 

4. Thực hành chánh niệm

Đây là một bước tiến quan trọng, thúc đẩy quá trình kết nối với nội tâm và sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình khám phá bản thân mình, tôi khẳng định!

Nếu bạn có thói quen thực hành chánh niệm, đời sống tinh thần của bạn sẽ bớt hối hả, lộn xộn, hoang mang. Chánh niệm là một món quà vô giá của tinh thần, và món quà này là miễn phí, nhưng không phải ai cũng có khả năng nhận lấy!

“Chánh niệm là hiện diện với chính mình và nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc và môi trường xung quanh mà không phán xét,” 

Nó có thể giúp bạn phát triển sự tự nhận thức và hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Nó giúp chữa lành cả những nỗi đau khủng khiếp nhất về tinh thần và và cả thể xác.

Nó giúp rèn luyện trí thông minh cảm xúc và thái độ sống đúng đắn và giúp bạn duy trì một phong độ khiến người khác cảm nhận được khí chất toát ra từ bên trong bạn. 

Tôi không thể kể ra hết tôi biết ơn việc thực hành chánh niệm đến mức nào và nó đã thay đổi cuộc đời tôi đến mức nào! Và tôi nghĩ cảm giác này chỉ có những người trải qua và chăm chỉ thực hành liên tục thì mới có thể cảm nhận được, có những thứ không thể diễn tả được bằng lời nói mà phải chính bản thân mỗi người trải nghiệm qua và cảm nhận nó cho riêng mình.

Ngay cả khi bạn trải nghiệm qua rồi, bạn cũng sẽ không tìm được bất cứ câu chữ nào hiện tại cho người khác hiểu cảm xúc đó. 

Tôi có hướng dẫn để bắt đầu thực hành thiền chánh niệm, bạn có thể thử một ứng dụng thiền để hướng dẫn thực hành của mình.

Vài ứng dụng miễn phí tôi đã từng sử dụng qua mà bạn có thể thử:

Medito

Plum Village

Ucla mindful

Everyday | OM

Nếu bạn có những trải nghiệm thú vị về việc thiền chánh niệm, hoặc gặp những khó khăn trong quá trình này, hãy tham gia vào bộ lạc tinh thần để tìm được sự kết nối và hỗ trợ nhiệt tình nhất từ đồng bọn.

thực hành chánh niệm

5. Tập trung vào việc thiết lập niềm tin bên trong

Tìm kiếm chính mình là toàn bộ về việc xây dựng niềm tin bên trong. 

Nếu không may, bạn đã sống rất lâu dựa trên sự mong đợi của người khác, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm ra chỗ để xây dựng lòng tin bên trong.

Chỉ khi bạn tin tưởng bản thân, bạn mới có thể nắm lấy cơ hội và bước ra khỏi vùng an toàn của mình với cảm giác hoàn toàn thoải mái.

Nhiều người hay bị chìm đắm trong những sai lầm của quá khứ, không thoát ra được! Nhiều năm trời! Mắc kẹt trong đó.

Có một cách để xây dựng lòng tin bên trong, đó là dành thời gian để liệt kê những thành tích của bạn (khá lợi hại đấy):

Bạn đã thành công việc gì?

Bạn đã thể hiện cho chính mình như thế nào?

Mọi người tán dương bạn như thế nào?

Bạn cảm thấy tự hào nhất khi làm gì?

 

6. Tìm kiếm hình mẫu lý tưởng

Hãy tìm những người có thể truyền cảm hứng cho bạn, giúp bạn có cảm giác khao khát muốn tìm ra con người bạn muốn trở thành. Đây là cách rất dễ dàng và cũng rất hiệu quả.

“Sự thật là, nhiều người trong chúng ta hóa ra giống như cha mẹ của mình. Chúng ta đi theo con đường mà họ đặt ra trong tiềm thức và ý thức. Nhưng tìm thấy chính mình có nghĩa là tìm ra những gì bạn phù hợp, không phải những gì bạn được dạy là phải trở thành.

Chú ý ai truyền cảm hứng và kích thích bạn, quan sát hành động nào của họ cộng hưởng với bạn.

Có thể đó là những người thực sự có mặt trong cuộc sống của bạn, cũng có thể là nhân vật nổi tiếng, nhân vật truyền thông hoặc người sáng tạo nội dung trực tuyến nào đó.

 

7. Tận dụng sự mò mò bẩm sinh của bạn

Biết gì không? Tất cả chúng ta đều tò mò bẩm sinh.

Sự tò mò đó kích thích bạn từ biết ngồi tới biết bò, từ bò tới biết đi, nên bạn mới có thể khám phá thế giới xung quanh.

Nhưng xui ở chỗ, bạn nghe nhiều lời cảnh báo phải ‘cẩn thận’ khi đang tiến lên trong cuộc đời, kiểu như “Thôi đừng làm cái đó, thất bại đó.” “Thôi đừng đi bằng cái đó,té đau lắm đó”. 

Nghe riết, đâm ra sợ, tâm lý đề phòng, nghi ngại, từ đó ta bị mất kết nối với sự tò mò bẩm sinh của mình mỗi khi chọn đi theo (các) con đường ‘an toàn’ nào đó.

“Nhưng khi ta kết nối lại với sự tò mò bẩm sinh đó, ta đang tạo không gian để nuôi dưỡng nó và trân quý những điều khiến ta phấn khích về cuộc sống, và điều đó cho phép ta kết nối sâu sắc với con người thật của mình.”

Nắm bắt sự tò mò cũng giống như đặt câu hỏi và đưa ra lựa chọn bắt nguồn từ sự quan tâm và thấu cảm

“Nó có nghĩa là cởi mở với các khả năng và đồng ý với khả năng sai lầm có thể và sẽ xảy ra trên đường đi, nhưng điều đó không xác định chúng ta là ai và chúng ta có thể làm gì hoặc trở thành gì.”

 

8. Trải nghiệm những điều mới

Thử những điều mới để giúp bạn khám phá những gì bạn thích, những gì bạn giỏi, và những gì mang lại cho bạn ý nghĩa và mục đích. Nó cũng có thể giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình và thử thách bản thân.

Để bắt đầu thử những điều mới, bạn ngồi liệt kê ra những hoạt động và sở thích mà bạn luôn tò mò, muốn thử và chọn một hoạt động để thử.

Đừng nghĩ cao siêu quá, không nhất thiết phải là một cái gì đó lớn lao vĩ đại hay đắt tiền đâu; nó có thể là một cái gì đó đơn giản như thử một công thức nấu ăn mới hoặc đi một con đường khác đến chỗ làm.”

Nghe có vẻ dở hơi nhưng nếu bạn thử, bạn sẽ khám phá ra những điều bạn chưa bao giờ nghĩ bạn có thể có được bằng cách dở hơi này.

 

chăm sóc sức khỏe tinh thần và dành thời gian cho bản thân

10. Làm ngược lại những gì bạn đang lo lắng

Bỏ cái bản năng làm hài lòng người khác là điều quan trọng tiếp theo trong việc khám phá bản thân

Nếu bạn chỉ luôn tập trung vào việc đảm bảo người khác đều ổn, bạn đang không tập trung vào bản thân.

Hãy để cảm giác lo sợ làm phật lòng người khác vào từng trường hợp cụ thể, chứ không phải lúc nào cũng bị cảm giác đó chi phối. 

Bộ não của bạn chỉ đang tạo ra các kịch bản thôi, hãy làm ngược lại với những gì não bạn bảo bạn làm.

Ví dụ: Nếu não bạn kêu, ‘Hãy làm nhiều nhất cho người này’ mà không có bất kỳ lý do tại sao, thì hãy thử làm ít hơn và xem thử điều gì xảy ra.😉

Bạn có thể thấy rằng người này không thấy có bất kỳ thay đổi nào trong mối quan hệ và vẫn đánh giá cao bạn.

Đi ngược lại bộ não là cảm giác rất kích thích và cũng kịch tính lắm haha. Tại nó hồi hộp nhưng kết quả thì rất rất thú vị. Mang lại nhiều trải nghiệm thú vị nữa chứ!

(Đây là hướng dẫn đầy đủ của tôi về cách tập trung vào bản thân)

 

11. Sử dụng những lời khẳng định tích cực

Trong quá trình khám phá bản thân, sẽ có những khoảnh khắc lên và xuống, cung bậc cảm xúc cao và thấp. 

Nhớ nha: phải dịu dàng với bản thân và nói chuyện với chính mình bằng lòng trắc ẩn và sự yêu thương. 

Bạn nên xài những lời khẳng định tích cực để giúp nhận diện và điều chỉnh bất cứ cuộc tự nói chuyện tiêu cực nào xuất hiện trong quá trình tự khám phá bản thân vì cuộc nói chuyện tiêu cực đó sẽ cản trở việc nhìn nhận bản thân rõ ràng. (Thật khó để tìm thấy chính mình khi rác rưới không được dọn dẹp sạch sẽ) nhổ sạch cỏ dại đi! Và bắt đầu trồng những bông hoa!

Tôi thu hút những điều tốt đẹp nhất đến với tôi

12. Khám phá dòng chảy sáng tạo trong bạn

Nhà tâm lý học Robyn McKay, Tiến sĩ, mô tả “flow state” là trạng thái ý thức gắn liền với sự sáng tạo!

Đó là khi bạn mất nhận thức về thời gian đang trôi đi và trở nên say sưa và đắm chìm trong một việc đầy lôi cuốn và thỏa mãn tâm hồn bạn.

Các nhà văn tìm thấy dòng chảy khi họ viết; nhạc sĩ, khi họ sáng tác hoặc chơi nhạc; các nhà trị liệu, khi họ đang giúp người khác chữa lành

Biết dòng chảy của bạn là một trong những cách tốt nhất để tìm thấy chính mình bởi vì dòng chảy của bạn cung cấp manh mối về mục đích của bạn trong cuộc sống, ý nghĩa của bạn để đóng góp gì để làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

 

13. Đi trị liệu

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, làm việc với một nhà trị liệu có thể vô cùng hữu ích trong quá trình tìm kiếm chính mình.

Một nhà trị liệu có thể giúp bạn xác định các giá trị của mình và đưa ra các quyết định phù hợp hơn với những giá trị đó.

 

14. Dành thời gian cho bản thân

Phải mất thời gian để cảm thấy thoải mái với quá trình khám phá bản thân. Thay vì tập trung vào kết quả, hãy chuyển trọng tâm của bạn thử xem. 

Hãy chuyển sự chú ý của bạn đến hành trình và cốm trí tuệ mà bạn đang tìm kiếm trên đường đi. Đây là tất cả một phần của quá trình,

Đặt nó hoặc làm xấu hổ bản thân vì không có mọi thứ theo một cách nhất định có thể kéo dài nó, vì vậy hãy cho bản thân đặc quyền. Tất cả chúng ta đều đang làm điều này được gọi là cuộc sống lần đầu tiên.

dành thời gian cho bản thân để chiêm nghiêm và suy ngẫm

Câu hỏi thường gặp

Khám phá bản thân thật sự có ý nghĩa gì?

Có thể xem khám phá bản thân là một hành động yêu bản thân. Đó là một hành trình hướng vào bên trong tâm thức, quá trình này liên quan mật thiết đến việc suy ngẫm và kỷ luật, tuy đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và kiên trì nhưng kết quả nhận được sẽ đưa bạn lên một tầm cao mới, tiềm năng được khai phá và bạn sẽ hiểu thế nào gọi là hanh phúc tự thân.

Quá trình tìm kiếm chính mình có thể được mô tả là tìm hiểu và chấp nhận bản chất chân thật, sâu thẳm nhất của một con người.

Khi hiểu rõ bản thân, bạn sẽ biết bạn coi trọng những gì nhất, biết ước mơ và mong muốn sâu sắc nhất của bạn. Khi bạn khám phá bạn là ai, bạn sẽ bắt đầu phát triển mối quan hệ tốt hơn với chính mình. Mà một khi bạn kết nối được với bản thân, bạn cũng sẽ có khả năng kết nối với người khác.

Làm thế nào để tôi thật sự khám phá ra tôi là ai và tôi muốn gì trong cuộc đời này?

Đầu tiên, bạn có thể bắt dầu một Journal và theo sát cho đến khi bạn dần hé lộ được điều gì đó về chính mình. Và hãy cố gắng dành thời gian (bắt buộc) để trả lời các câu hỏi cơ bản sau:

– Giá trị của tôi là gì?

– Điều gì khiến tôi hạnh phúc trong cuộc sống?

– Điều gì giúp tôi trượt vào trạng thái dòng chảy sáng tạo?

– Tôi muốn trở thành ai hơn trong cuộc sống của tôi?

– Làm thế nào tôi có thể cảm thấy giống bản thân mình hơn?

Lưu ý: Bạn không trả lời cho tôi ahy cho bất cứ ai, bạn trả lời cho chính bản thân bạn! Đừng lười biếng và chần chừ nữa, bạn nhất định phải tự ngộ ra được những câu trả lời cho mình. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc trả lời những câu đó, hãy liên hệ tôi.

 

Bài học rút ra

Pin It on Pinterest