Trong bạn có tới 3 cái tôi: ID, Ego và Super Ego, nghĩa là cái nó, cái tôi và cái siêu tôi, hay còn được gọi là bản năng, bản ngã và siêu ngã.
Đây cũng chính là mô hình tâm trí quan trọng của trường phái phân tâm học.
3 cái tôi bên trong
Mối quan hệ giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã có thể được minh họa bằng hình ảnh một cỗ xe chở hành khách: Con ngựa có dây cương chính là bản năng, người cưỡi ngựa là bản ngã và hành khách khua tay múa chân ở sau chính là siêu ngã.
Ở đây, bản năng đại diện cho ham muốn. Khi là bản năng, bạn sẽ tuân theo nguyên tắc khoái cảm, hứng thú để hành động và thể hiện bản năng vô thức nhất của con người.
Bản ngã thì đại diện cho lý trí. Khi bản ngã trong bạn làm chủ, nó sẽ cố gắng thay đổi các nguyên tắc hứng thú thành các nguyên tắc thực tế, giúp bạn chịu trách nhiệm giải quyết các công việc trong cuộc sống.
Siêu ngã đại diện cho hướng dẫn đạo đức, nó đưa ra mục tiêu, đánh giá các hành vi khác nhau của bản thân và cũng là cái tôi mà mọi người đều mong muốn trở thành nhất.
Sở dĩ nhiều người thường cảm thấy đau khổ, bối rối và làm gì cũng gặp khó khăn trong cuộc sống là do họ chưa biết cách xử lý tốt mối quan hệ giữa 3 cái tôi này.
Bản ngã và siêu ngã đối đầu với nhau
Bạn có bao giờ thấy mình cũng là một người có điểm mạnh riêng. Bạn cũng đã làm rất tốt nhiều thứ nhưng lại luôn cảm thấy mình không bằng người khác?
Mặc dù bạn rất tận tâm với công việc, nhưng khi gặp một số trở ngại, bạn lại trách rằng tại sao việc gì mình cũng không thể làm tốt?
Và rõ ràng là bạn thân thiện, nhưng khi có mâu thuẫn với người khác thì lại luôn nghĩ rằng bản thân mình không ổn và không xứng đáng được yêu thương?
Nếu bạn đã có rất nhiều lần trong đời nghĩ rằng bản thân mình không đủ nỗ lực, không đủ tốt, không đủ ưu tú, không đủ tự tin, thì hãy nghĩ như sau: Khi một điều gì trong bản ngã phù hợp với siêu ngã, mọi người sẽ cảm thấy vui sướng, nhưng nếu ngược lại, nó sẽ tạo ra cảm giác tự ti hoặc tội lỗi.
Tức là những người có thói quen phủ nhận bản thân, đó là do trong tâm trí họ luôn lý tưởng hóa mạnh mẽ siêu ngã của mình.
Đối với họ, siêu ngã là một cái tôi hoàn hảo, đẹp đẽ, được mọi người mến mộ, nó không bao giờ thất bại và có thể làm tốt tất cả mọi việc.
Tuy nhiên siêu ngã càng được tôn thờ, càng được kỳ vọng hoàn hảo bao nhiêu, thì bản ngã lại càng ghét bỏ bản thân mình bấy nhiêu!
Nếu bạn càng tự ti và thèm khát trở nên lý tưởng hơn về ngoại hình, gia cảnh, học vấn hay nghề nghiệp, thì khoảng cách giữa bản ngã và siêu ngã sẽ ngày càng chênh lệch trầm trọng.
Và khi sự thăng bằng này mất đi, bạn sẽ vĩnh viễn không thể sống là chính mình.
Một nhà văn đã từng nói, con người nhìn chung sẽ có khoảng 10 ưu điểm. Nếu không có cả 10 yêu điểm thì ít nhất cũng sẽ có 3-4 ưu điểm.
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yêu riêng.
Việc coi thường bản thân một cách mù quáng sẽ chỉ giam cầm bạn trong chiếc lồng tâm hồn chật hẹp của bản ngã, và bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội trưởng thành và biến đổi.
Sự mặc cảm tự ti ở hầu hết mọi người đều được nảy sinh từ sự so sánh.
Những khiếm khuyết đặc biệt về thẻ chất và ngoại hình sẽ khiến mọi người cảm thấy căng thẳng, tự ti.
Loại mặc cảm này cũng do so sánh gây ra, rất khó chữa khỏi.
Tất cả là do bản ngã của bạn đang ham muốn đạt được một cái tôi siêu hoàn mỹ.
Hãy gỡ bỏ kỳ vọng về sự hoàn hảo của cái tôi hoàn mỹ này và chấp nhận con người thật của chính mình.
Bạn càng thèm muốn những điều bản thân không có thì nội tâm bạn sẽ càng thiếu thốn, càng mặc cảm hơn.
Chỉ khi bạn học cách yêu thương con người hiện tại của mình, yêu cả cái tốt lẫn cái xấu, bạn mới có thể kích thích được những tiềm năng thực sự của chính mình.
Rơi vào lo âu là do siêu ngã yêu cầu bản ngã quá cao.
Nguồn gốc của những nỗi lo âu ở mọi người là do phóng đại bản thân quá mức, nguyên nhân sâu xa đằng sau sự lo lắng nằm ở sự yêu cầu quá cao của cái tôi siêu ngã trong bạn.
Bạn sẽ thấy rằng, một số người có siêu ngã đặt ra yêu cầu thấp, nên bản ngã sẽ dễ dàng điều phối mối quan hệ giữa cái tôi bản năng và siêu ngã.
Nếu cả ba cùng chung sống hòa bình thì lòng người sẽ không có lo lắng bồn chồn một cách mù quảng.
Nhưng một số người lại có cái siêu ngã trong mình luôn yêu cầu rất cao. Trong khi đó, khả năng làm chủ bán ngã thì là hạn chế, nó không thể vượt qua những trở ngại của bản năng.
Lúc này cả ba đã giằng co với nhau, khiến ta cảm thấy lo lắng và chán nản trong lòng.
Nói một cách khác, một khi bạn đặt yêu cầu quá cao cho bản thân và không cho phép mình phạm sai lầm, thì sự lo lắng sẽ nảy sinh.
Nếu không được kiểm soát, nó sẽ lan rộng giống như là chất độc, cho đến khi nó chiếm lấy hết toàn bộ tâm trí và hủy hoại cuộc đời bạn.
Nhà tâm lý học xã hội Shalem qua một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có 2 kiểu người.
Kiểu người thứ nhất là người luôn thích tìm kiếm hết tất cả các phương án có thể để chọn ra phương án tốt nhất (được gọi là người lựa chọn cái tốt nhất).
Kiểu người thứ 2 là người chỉ cần tìm được phương án vừa phải là sẽ cảm thấy hài lòng. Họ được gọi là người hài lòng.
Kiểu người thứ nhất thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để lựa chọn và những lựa chọn của họ đưa ra sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều so với lựa chọn của những người dễ hài lòng.
Tuy nhiên, cho dù lựa chọn có hoàn hảo thế nào, thì họ vẫn có thể không hài lòng với quyết định của mình.
Điều đáng buồn hơn nữa là, nhìn một cách tổng thể, so với những người hài lòng thì người chọn điều tốt nhất thường cảm thấy ít hạnh phúc hơn, bi quan hơn, tự ti và có mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn. Họ cũng dễ hối hận, tự trách mình và dễ rơi vào trầm cảm.
Một số nghiên cứu tâm lý đã xác nhận rằng, một người có tâm lý yêu cầu cao sẽ dẫn đến trầm cảm, lo lắng và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn sẽ nghĩ siêu ngã đặt yêu cầu cao với bản ngã sẽ giúp bạn tiến bộ, nhưng không hẳn thế.
Đừng ngại mắc sai lầm
Phạm sai lầm không phải là một điều chúng ta nên tránh.
Một khi sai lầm xảy ra, chúng ta cũng không nên chỉ dùng sự an ủi, xoa dịu bản thân để giải quyết.
Việc phạm sai lầm có thể được khuyến khích và tôn vinh, thậm chí nó còn có thể dẫn đến hiệu suất tốt hơn.
Bạn hãy thử nhớ lại xem, bạn đã phạm sai lầm một cách liều lĩnh khi còn là một đứa bé mới tập nói. Bạn biết hồi đó mình đã nói bao nhiêu lời chẳng có ý nghĩa gì, nhưng bạn có lo lắng không?
Không, bạn không hề lo lắng. Ngược lại, bạn đã dần học được mọi thứ một cách vui vẻ.
Vậy thì bây giờ hãy thử nhớ lại xem, lần đầu tiên bạn hình thành ác cảm với việc phạm sai lầm đến mức lúc nào cũng yêu cầu cao với bản thân và trở nên sợ hãi lạc lõng, đó là khi nào?
Đã đến lúc bạn cho phép bản thân dừng lại và đừng khát khe quá với chính mình.
Hãy để 3 cái tôi trong bạn sống trong hòa bình, thì nỗi lo lắng mới có thể được giải tỏa. Sự tiến bộ thực sự không phải là vừa lo lắng vừa yêu cầu bản thân, mà là đem theo sự chấp nhận bản thân, bước trên hành trình trải nghiệm niềm vui của sự tiến bộ.
Không thể thoát khỏi quá khứ là vì bạn ngã không chấp nhận bản năng.
Nghiên cứu những đứa trẻ 2 tuổi. Khi mẹ chúng bỏ đi, chúng sẽ liên tục ném đồ chơi ra xa, xong rồi loạng choạng nhặt lại. Mục đích của đứa trẻ là để tránh sự bất lực của bản thân và trút bỏ nỗi buồn do sự chia ly gây ra.
Hiện tượng này là sự ép buộc lặp lại.
Khi một người không sẵn sàng chấp nhận sự yếu đuối của cái tôi bản năng, người đó sẽ không thể thoát ra khỏi nhà tù bởi những cảm xúc tiêu cực, và chỉ có thể tiếp tục lặp lại chuyện khổ đau.
Tôi có một người bạn, khi còn nhỏ vì bố mẹ bận rộn đi làm xa, nên bạn ấy thường xuyên bị gửi nhờ sang nhà người khác ở vài hôm.
Có hôm ở nhà họ hàng, có hôm ở nhà hàng xóm. Nỗi sợ hãi về môi trường xa lạ xung quanh và cảm giác bị bỏ rơi mạnh mẽ khiến bạn ấy dần dần không muốn bày tỏ cảm xúc thật của bản thân.
Vậy nên khi lớn lên, bạn ấy thường gặp khó khăn trong mối quan hệ thân mật. Bạn ấy rất ít nhờ đối phương giúp đỡ và chỉ nói ra khi đã giải quyết xong mọi chuyện.
Các mối quan hệ của bạn đều không kéo dài quá lâu bởi vì đối phương cảm thấy bạn ấy quá xa cách. Rõ ràng là bạn ấy rất khao khát có một mối quan hệ thân mật, nhưng lại lo lắng rằng mình sẽ lại bị bỏ rơi, nên trong tiềm thức của bạn ấy đã chọn cách cô lập bản thân.
Đây chính là biểu hiện của việc không chấp nhận cái tôi bản năng yếu đuối.
Khi bạn bị tổn thương, những nỗi buồn, sự tuyệt vọng xuất phát từ bản năng sẽ như là những vết máu bầm đọng lại trong tiềm thức của bạn.
Cho dù bạn cố gắng tránh né, phủ nhận, phòng thủ thì chúng vẫn cứ hết lần này đến lần khác, nhấn chìm bạn vào đau khổ.
Cách duy nhất để có thể thoát khỏi, đó là thành khẩn đối mặt với cảm nhận của cái tôi bản năng.
Một người trải qua đau khổ nhưng nếu không cảm nhận được nỗi đau, trải nghiệm nỗi đau, hòa giải về chính mình thì nỗi đau sẽ mãi không thể nào được giải phóng.
Lý do bạn không thể sống cuộc đời mình mong muốn là vì bản ngã đang nghi ngờ siêu ngã
Chúng ta chỉ là một cá thể biệt lập và duy trì những đặc điểm cá nhân tương đối khác biệt.
Một số người có tính cách nồng hậu, trong khi những người khác lại có tính khí xa cách.
Và khi hòa nhập vào trong một đội nhóm, tính cách cá nhân của chúng ta thường bị nhóm nhấn chìm.
Suy nghĩ của chúng ta sẽ thay thế bởi suy nghĩ của nhóm.
Khi đối mặt với một nhóm người, ít nhiều chúng ta sẽ kiềm chế biểu cảm và kiềm nén cảm xúc.
Bạn mua một món đồ mình thích và muốn đăng lên mạng xã hội để bày tỏ sự vui mừng, nhưng lại sợ người khác chế nhạo mình khoe khoang nên lại quyết định xóa nó đi.
Trong cuộc họp, bạn không đồng ý quan điểm của đồng nghiệp, bạn muốn nói ra quan điểm của mình nhưng lại sợ người khác cho rằng bạn đang cố tình không hợp tác, thế nên bạn chọn cách im lặng.
Và bạn sẽ thấy rằng trong cuộc sống sẽ còn nhiều trường hợp tương tự khác nữa. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi như thế này là do khi một cá nhân tồn tại một mình và tách ra khỏi nhóm, người đó sẽ cảm thấy bản thân mình không hoàn hảo.
Vì vậy, con người sẽ dần dần từ bỏ cái tôi lý tưởng, tức là siêu ngã của bản thân và chuyển sang nhóm lý tưởng mà người lãnh đạo tượng trưng.
Tôi biết thế giới rất rộng lớn và đông người, nên con người sinh ra tâm lý không thể sống mà thiếu đi những kết nối.
~> Việc chúng ta bị choáng ngợp bởi những ồn ào từ thế giới bên ngoài và bị lung lay bởi ý kiến của người khác là điều không thể tránh khỏi.
Những thước đo của sự trưởng thành ở một người không phải là tuân theo tiêu chuẩn của người khác, mà là luôn đi theo con đường riêng của chính mình.
Bạn có bao giờ bắt gặp những người hát không hay nhưng vẫn xung phong lên hát? Có những người nói không giỏi nhưng rất thích phát biểu? Lúc này bạn có nghĩ những người này thực sự thích phố trương hay không?
Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, cũng có nghĩa bạn đã vô thức đi theo tâm lý đám đông rằng chỉ khi bạn thật sự giỏi, thật sự hoàn hảo, bạn mới dám đứng ra thể hiện mình. Nếu không bạn sẽ bị chê cười và bạn khao khát được trở thành ai đó, nổi bật trong đám đông.
Kỳ vọng của người khác sẽ luôn làm lung lay mong muốn của chính chúng ta, nhưng làm thế nào để sự đánh giá của người khác không ảnh hưởng đến chính bạn?
Có một câu nói như thế này: “Tiếng nói từ thế giới bên ngoài chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn thấy không vui thì đừng tham khảo.”
Chúng ta đến với thế giới này không phải là để tìm kiếm sự chấp thuận của người khác, mà để làm những gì mình thích, sống một cuộc sống mà mình mong muốn.
Nhưng đó cũng không phải là để bạn bất chấp mọi thứ, không kiêng nể mọi người xung quanh, làm càn làm bậy, mà là cần bạn có một sự nhận thức đúng đắn về chính bạn khi đứng giữa một tập thể.
Đừng hướng mắt đến một lý tưởng bên ngoài nào khác, dù bạn nỗ lực bao nhiêu cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người.
Thay vì lo lắng về những điều được và mất trong đánh giá của những người xung quanh, tốt nhất là nên tập trung vào những mong muốn bên trong và cố gắng sống theo con đường lý tưởng của chính bạn.
Căn nguyên nỗi đau của con người nằm ở sự không tương thích, giữa ham muốn chủ quan và hiện thực khách quan.
Chúng ta luôn thích phóng đại sự khó khăn của thực tế khách quan, cho rằng mọi nỗi đau đều đến từ những thăng trầm của cuộc sống và sự bất hạnh của hoàn cảnh.
Nhưng thực tế khi biết rằng mình có tới 3 cái tôi, bạn sẽ hiểu được rằng lúc nào cái tôi nào đang chiếm giữ vị trí lấn át và làm bất thăng bằng trong nội tâm bạn.
Chính những mong muốn chủ quan của bản thân mới đóng vai trò quyết định đối với số phận của bạn.
Đừng đắm chìm trong những ham muốn bản năng, đừng nhấn mình vào những kỳ vọng hay sợ hãi của bản ngã khi bị người khác đánh giá. Cũng đừng lạc bước bởi những đòi hỏi sự hoàn hảo quá mức của siêu ngã.
Khi bạn bình tĩnh, bình yên và đủ lý trí, bạn sẽ có thể xây dựng một thế giới nội tâm vững chắc giống như là một kim tự tháp để mạnh mẽ, vững vàng trên con đường vận mệnh của chính bạn.
Người đồng hành tinh thần của bạn
Yêu thương!