Thế gian này đâu đâu cũng có mâu thuẫn, chính trong nội tâm con người cũng có vô số những xung đột, nhưng tuỳ theo nhu cầu và khuynh hướng tính cách ở mỗi người mà chúng ta sẽ chọn cách đối mặt khác nhau.
Nhiều người né tránh giải pháp đối mặt mà chọn cách phòng vệ cho bản thân, và hầu hết những chiến lược phòng vệ lại khiến bản thân họ càng lún sâu hơn vào lo lắng và đau khổ.
Mỗi tính cách khác nhau sẽ gặp phải những rắc rối khác nhau. Do đó, cách mỗi người đưa ra giải pháp cho những xung đột nội tâm, cách mỗi người đối mặ với sự vô định trong lòng cũng sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại, chúng ta đều phải học cách sống với một trái tim mạnh mẽ và một tâm trí tỉnh thức, tự do hơn
Phiền muộn vì chưa tìm ra xung đột nội tâm bên trong mình
Con người luôn khao khát được tự do và có toàn quyền quyết định cho cuộc đời mình, Nhưng đôi khi, được tự do lựa chọn là một đặc quyền nhưng cũng là một gánh nặng. Đây là một nghịch lý phũ phàng.
Sự xung đột nội tâm khiến ta bối rối vì chưa thể tìm ra giải pháp cho những xung đột đó. Ta đối diện với rất nhiều xung đột bên, nên khi nhìn ra cuộc sống, ta cảm thấy đâu đâu cũng tồn tại sự mâu thuẫn..
Vd: Ắt hẳn nhiều người đã trải qua hoặc thấy người khác rơi vào tình trạng: Vừa không muốn quay lại với người yêu cũ, muốn cắt đứt liên lạc với người đó và bước tiếp nhưng đồng thời cũng muốn nói chuyện và có sự kết nối với người ta.
Mắc kẹt giữa hai hệ thống giá trị nội tâm
Khi có sự mâu thuẫn nội tâm do hai hệ giá trị “ẩu đả” nhau, bạn sẽ cảm thấy giằng xé và mắc kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Xung đột nội tâm là hai hoặc nhiều động cơ, mục đích, mong muốn theo nhiều hướng khác nhau hay thậm chí loại trừ lẫn nhau.
Ta không nhận biết được xung đột bên trong mình, cũng như không thể giải quyết chúng bằng cách đưa ra lựa chọn và giải pháp một cách dễ dàng. Thay vào đó, ta lựa chọn thuận theo dòng chảy, thoả hiệp với bản thân mà không hề hay biết.
Thiếu nhận thức
Xung đột nội tâm là thứ không dễ dàng bị phát hiện ra (nếu không đủ tỉnh thức) và chúng ta luôn tìm cách phủ nhận sự tồn tại của nó, dẫn đến tình trạng lo âu, do dự, trầm cảm và sợ hãi.
Mọi phiền não của con người đều bắt nguồn từ các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Xung đột là 1 trạng thái bình thường và ta có thể kiểm soát nó bằng các biện pháp khoa học.
Để tìm ra mâu thuẫn nội tâm và đưa ra cho mình những quyết định rõ ràng trong cuộc sống thì phải đáp ứng 4 điều kiện:
Điều kiện giải quyết xung đột nội tâm
1.Hãy rõ ràng về mong muốn và cảm xúc trong bạn.
Vd: khi đang lưỡng lự để tiến tới hay tiếp tục một mối quan hệ nào đó, hãy hỏi rõ bản thân rằng, mình có thích ng đó hay không, hay chỉ là đang thích cảm giác được yêu hoặc đang thích trạng thái sống có ai đó bên cạnh mà thôi.
Khi đang cố gắng trở thành một người nổi tiếng và truyền cảm hứng, tư vấn tâm lý, tôi có đang thực sự thích công việc đó hay không? Hay chỉ vì tôi muốn kiếm tiền và danh vọng thông qua danh tiếng của mình?
Đứng trước những lựa chọn, hãy đặt ra những câu hỏi tương tự như vậy để có thể nhìn lại bản thân và ý thức được rằng trong nội tâm mình đang có những xung đột như vậy.
Cuộc đời là một chuỗi lựa chọn, chọn đúng vài điều bạn sẽ thành công, chọn sai liên tiếp 3 điều, bạn ắt sẽ gặp xui xẻo.
Đâu đâu cũng là lựa chọn, nhưng để biết được một lựa chọn có đúng hay không thì phải xem thâm tâm bạn liệu có muốn như thế hay không.
Và quan trọng là, con người bạn trước sau, trong ngoài đều cần phải hợp nhất và chỉnh thể.
2. Thiết lập hệ thống giá trị của riêng bạn.
Đa phần xung đột nội tâm liên quan đến giá trị, đạo đức, niềm tin của một người
Để hiểu được xung đột nội tâm và đưa ra các quyết định không làm tổn thương bản thân, chúng ta cần phải thiết lập hệ thống giá trị thuộc về chính mình.
Một hệ thống giá trị chỉ xuất phát từ chính chúng ta, không nên được tiếp nhận và ảnh hưởng từ những người khác.
Nếu không xây dựng được cho mình một hệ thống giá trị, thì niềm tin của chúng ta không có nền tảng vững chắc và rất dễ bị lay động.
Ví dụ, Một người ngoại tình, không có hệ thống giá trị của riêng mình sẽ không thiết lập được quan điểm về hôn nhân và trách nhiệm gia đình. Anh ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh (bạn bè, gia đình, phim ảnh, sách vở, báo chí,…). Cuối cùng, anh ta sẽ xem nhẹ hành vi ngoại tình và coi đó là việc bình thường.
3. Lựa chọn điều đúng đắn nhất và buông bỏ những điều còn lại
Bạn có cảm giác mâu thuẫn là do trong lòng bạn thiếu cảm giác an toàn và do ham muốn quá nhiều.
Trong hành trình cuộc đời, ta thường gặp phải sự mâu thuẫn giữa cảm giác an toàn và ham muốn mãnh liệt. Tâm hồn ta muốn sự bền vững và an yên, nhưng đồng thời, con tim đòi hỏi được theo đuổi những khao khát đầy hấp dẫn. Nhưng đáng tiếc, cuộc sống không phải lúc nào cũng thập toàn thập mỹ.
Khi đứng trước lựa chọn khó khăn, có lẽ ta cần một chút dũng cảm để chấp nhận sự thực tế. Đôi khi, để giải quyết những xung đột trong lòng, ta phải dũng cảm buông bỏ những thứ không thể đạt được cùng một lúc. Điều đó không phải là thất bại, mà là để tập trung vào những điều thực sự quan trọng và mang ý nghĩa cho chính mình.
Chúng ta không thể giữ được tất cả, nhưng qua sự đánh đổi và chấp nhận, ta tìm thấy hạnh phúc thực sự trong việc giữ lại những gì thật sự quan trọng và đem lại niềm vui đích thực. Cuối cùng, sự dũng cảm giúp ta đối mặt với xung đột, giữ được những gì đáng giá, và tạo nên ý nghĩa đích thực trong cuộc sống.
4. Chịu trách nhiệm với bản thân
Không chỉ cần can đảm để khám phá, giải quyết đúng đắn những xung đột nội tâm, mà còn khả năng chấp nhận rủi ro, chịu trách nhiệm đối với những quyết định của mình, gánh chịu những hậu quả tương ứng.
Không nên để bản thân rơi vào tình cảnh khi đã lựa chọn một điều gì đó lại cảm thấy ân hận, day dứt, đau khổ trong cả quãng đời còn lại.
Dám làm dám chịu là một sức mạnh nội tâm mà nhiều người không có được.
Việc có ý thức cho những cảm xúc và hành động, trải nghiệm những xung đột nội tâm có thể khiến chúng ta thấy khó chịu và đau đớn.
Nhưng chỉ khi dám đối diện với nó và tìm ra giải pháp, chúng ta mới không dễ dàng bị thế giới bên ngoài chi phối và thật sự có thể lèo lái con thuyền của mình.
Mất nhận thức
Người bình thường có thể nhận thức được xung đột trong nội tâm là gì, nhưng người rối loạn thần kinh không tìm thấy lối thoát do không nhận ra những khuynh hướng cơ bản dẫn đến xung đột cho mình.
Một khi không ý thức được vấn đề của mình, một người sẽ có xu hướng bị rối loạn thần kinh và đi đến quyết định sai lệch, trái với lương tâm, thậm chí trái với cả sự lương thiện vốn có của mình.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nhận ra những xung đột nội tâm ẩn sâu dưới bề mặt. Do chúng ta luôn bị ảnh hưởng sâu sắc qua hoàn cảnh sống và các mối quan hệ, nên chúng ta luôn đi ngược lại với con người mà chúng ta muốn trở thành.
Ví dụ: Những người trẻ có đam mê du lịch và khám phá thế giới. Tuy nhiên, do áp lực từ gia đình và xã hội, họ quyết định theo đuổi ngành kinh doanh để đảm bảo một tương lai ổn định. Trong lòng, họ luôn cảm thấy mâu thuẫn vì không thể thỏa mãn niềm đam mê chinh phục những miền đất mới và trải nghiệm văn hóa đa dạng của mình.
Trò lừa bịp của nội tâm
Có một số xung đột nội tâm có thể chi phối cuộc sống của chúng ta. Để giải quyết những xung đột đó, chúng ta không ngừng bịa ra những hình ảnh lý tưởng hóa nhằm lừa dối bản thân và người khác. Đồng thời còn phát triển hàng loạt các chiến lược khác nhau dựa theo khuynh hướng tính cách khác nhau.
Nhưng những chiến lược này chỉ như đang lẩn tránh, chạy trốn lẩn quẩn thay vì giải quyết tận gốc các mâu thuẫn. Nó khiến chúng ta ngày càng lấn sâu vào con đường tệ hơn.
Những trò lừa bịp của nội tâm không chỉ gây tổn thương cho chính bản thân mà còn làm xáo trộn các mối quan hệ xung quanh. Để thật sâu sắc hiểu về con người mình, ta cần đối diện trực diện với những xung đột đó và không lừa dối chính mình.
Từng giây phút, chúng ta thổi phồng lên những hình ảnh lý tưởng, đưa ra những cái tôi hoàn hảo, trong khi bên trong đang có một bản ngã thật đau khổ và bất an. Chúng ta mỉa mai với những nguyên tắc đạo đức, nhưng thực chất, ta lại bỏ qua và lựa chọn theo con đường dễ dàng, không đối mặt với trách nhiệm và lý trí.
Nhưng đến một lúc nào đó, chúng ta phải đối diện với sự thật. Trong tâm hồn mỗi người, nỗi lo sợ và sự không thỏa mãn vẫn âm ỉ đang đe dọa lấn át. Để giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, ta phải tìm hiểu sâu hơn về bản thân, nhìn thẳng vào những vết thương lòng, và không trốn tránh nữa.
Nhưng điều này không dễ dàng. Nhiều khi, ta muốn bỏ qua, muốn quên đi những rối ren trong tâm hồn mình. Nhưng nếu không dũng cảm đối mặt, những mâu thuẫn nội tâm sẽ tiếp tục trỗi dậy và cản trở sự tiến bộ của ta. Hãy chấp nhận những điểm yếu và khuyết điểm của mình, bởi chỉ khi chúng ta chấp nhận, ta mới có thể thay đổi và trở nên mạnh mẽ hơn.
Dừng chạy trốn khỏi sự thật, hãy đối diện và giải quyết mâu thuẫn nội tâm. Khi ta dũng cảm làm như vậy, ta đã bước chân vào con đường chữa lành và tìm lại bản ngã thật sự. Chúng ta sẽ không còn bị lừa dối bởi những trò lừa bịp của nội tâm, mà thấy được cuộc sống mở ra những cơ hội mới, hạnh phúc thực sự và sự tự do đích thực.
Tuần sau tôi sẽ viết về những cách thức để đối phó với những trò lừa bịp mầ chúng ta tự dàn dựng trong tâm trí mình.
Bạn nghĩ sao về chủ đề này?
Bạn đang trải qua những xung đột nội tâm nào và bạn đối phó với những xung đột đó bằng cách nào? Có hiệu quả không? Hãy chia sẻ bên dưới phần comment những suy nghĩ và trải nghiệm của bjan nhé. Tôi luôn lắng nghe và hỗ trợ bạn, trên hành trình này.
Người đồng hành tinh thần của bạn.
Yêu Thương