Cơ chế đối phó với xung đột nội tâm của từng tính cách
Có rất nhiều nhóm tính cách được hình thành trong suốt quá trình trưởng thành của con người, từ bé đến lớn. Sau đây là 3 chiến lược tự phòng vệ sai lầm khiến bạn lún sâu vào con đường tồi tệ (được phân chia theo những nhóm tính cách tiêu biểu).
Để xem bạn thuộc nhóm tính cách nào và so sánh xem bạn có vô tình hay cố ý sử dụng những chiến lược phòng vệ sai lầm này không nhé.
1. Nhóm tính cách làm hài lòng người khác
Đây là những người luôn có nhu cầu được người khác khen ngợi và yêu quý. Chính vì thế, họ luôn tỏ vẻ là một người gần gũi và thân thiện. Ngoài ra, họ cũng rất nhạy cảm với nhu cầu của người khác, có thể nhanh chóng cảm thông, hiểu được đối phương nghĩ gì và cảm thấy thế nào.
Đối với họ, đây là một phẩm chất đáng quý. Nhưng bản thân họ lại không xét đến cảm xúc thật của mình. Vì lẽ đó, nếu trong trường hợp không nhận được sự báo đáp tương ứng, họ sẽ buồn rầu, sinh ra phiền muộn.
Vd: Một người thích giúp đỡ người khác chỉ vì muốn được ghi công, nhớ ơn. Họ thích cảm giác mình tuyệt vời và được cần đến. Nhưng khi người kia không tỏ ra biết ơn trước sự giúp đỡ của họ, cảm xúc của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong một thời gian.
Đặc điểm khác của kiểu tính cách này là yếu đuối, mong manh, thích dựa dẫm và cần sự giúp đỡ từ người khác.
Nên khi bị người khác nhận xét, đánh giá, phê bình, chê trách, họ sẽ dễ dàng cảm thấy suy sụp và tự buộc tội bản thân, nghĩ rằng mình có lỗi trong mọi việc.
Họ mong muốn điều gì?
Điều họ cần nhất là một người bạn đời có thể kiểm soát họ, không những giúp họ phán đoán đúng sai, tốt xấu, mà còn phải đáp ứng được những kỳ vọng trong cuộc sống của họ. Vì bản thân họ không có khả năng tự làm việc đó.
Ngoài ra, có một nhu cầu cực kỳ quan trọng đối với kiểu người này, đó là luôn mong cầu cảm giác an toàn. Chính vì có mong cầu như vậy, họ tự khắc sẽ làm những điều mâu thuẫn nội tâm: vì để hòa thuận với người khác mà tránh những xung đột giữa hai bên, hành động không phô trương, luôn trong trạng thái dĩ hoà vi quý. Ngay cả khi thấy người khác sai, họ cũng thuyết phục bản thân để bỏ qua và tiếp tục tin tưởng người đó.
Kìm nén cảm xúc thật
Tuy nhiên, hành vi quá dè dặt và e ngại gây mất lòng cũng là một phương tiện để họ kìm nén cảm xúc thật của bản thân.
Họ muốn đóng vai “hoa hậu thân thiện”, muốn thể hiện mình là người dễ gần nên họ có thể nhắm mắt làm ngơ, lùi một bước cả khi họ biết người khác đang lợi dụng mình. Nhưng cũng có thể là họ đang che giấu suy nghĩ muốn lợi dụng người khác trong lòng và không muốn bị phát hiện.
2. Nhóm tính cách phản kháng người khác.
Nhóm tình cách này có đặc điểm đa nghi và đề phòng. Họ luôn tin rằng bản chất con người là xấu xa và cuộc sống là sự đấu tranh lẫn nhau. Dù ngay cả khi họ phát hiện người khác không hề xấu như họ tưởng tượng, họ cũng không bao giờ thừa nhận sai lầm về bản thân (kiểu thà giết lầm còn hơn bỏ sót).
Nếu quan sát bề ngoài, họ trông có vẻ ngay thẳng, lịch sự và thân thiện, nhưng thật sự họ đang sử dụng một hình ảnh tích cực để che đậy thái độ phản kháng của mình.
Họ luôn cố gắng tỏ ra ôn hoà, công bằng, hợp lý để người khác công nhận, tán thành họ. Đôi khi họ làm việc thiện cũng để thỏa mãn tư lợi bản thân
Muốn trục lợi
Tất cả nỗ lực của họ là để cho bản thân trở nên mạnh hơn.
Thực chất, nhu cầu thật sự của họ là khai thác và tính toán xem người khác có thật sự hữu ích với bản thân hay không, cho dù đó là tiền bạc, uy tín hay sự tin tưởng trong các mối quan hệ.
Kiểu người này trước khi kết thân hay hợp tác với ai đó, suy nghĩ đầu tiên của họ là: tôi sẽ được lợi ích gì trong mối quan hệ này.
Muốn chinh phục tất cả mọi người
Họ khao khát uy tín, quyền lực và sự công nhận của xã hội.
Có tính hiếu thắng rất cao, luôn giữ suy nghĩ rằng mình không thể thua cuộc. Chính vì thế, họ luôn cố gắng trở thành bậc thầy giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó.
Thích thể hiện bản thân
Đặc điểm nổi bật là luôn tìm cách dìm ngừoi khác xuống trong các cuộc tranh luận…
Khác với nhóm tính cách làm hài lòng người khác và luôn nhận lỗi về bản thân, những người có tính cách phản kháng sẽ luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác. Nhưng bên trong họ luôn tồn tại những mâu thuẫn phải thể hiện ra vỏ bọc thân thiện hay thái độ làm hài lòng ai đó.
Họ tỏ ra chủ động và đạt được thành tựu dễ dàng hơn người khác, nhưng thật sự họ lại sống không hạnh phúc vì họ không thật sự tin tưởng bất cứ ai. Sống mà luôn cảm thấy đối phương có ý đồ gì đó với mình. Họ thường thờ ơ về mặt tình cảm, sống luôn nghi ngờ người khác, nên trong lòng họ luôn cảm thấy bất an và không thật sự thoải mái khi kết giao với người khác do những hoài nghi đeo bám trong lòng.
3. Tính cách tách biệt với người khác
Đây có thể gọi là những kẻ “sợ loài người” đúng nghĩa…
Những người thuộc nhóm tính cách này cảm thấy việc ở bên người khác là một áp lực không thể chịu đựng được. Thế nên, để trốn tránh nỗi áp lực này, họ chọn giải pháp thường xuyên Ở một mình.
Không dừng lại ở đó… Ngoài giữ khoảng cách với người khác, họ còn tự tê liệt trải nghiệm cảm xúc của chính mình.
Một đặc điểm khác là họ không hiểu bản thân. Không chắc chắn mình thích gì, không thích gì, cũng như không rõ những niềm tin và nỗi sợ hãi trong họ là gì và chúng đến từ đâu…
Nội tâm của họ có 3 nhu cầu lớn:
1. Duy trì khoảng cách tình cảm giữa bản thân và người khác.
Họ tự tạo ra hàng rào bảo vệ để không xảy ra mối quan hệ với người khác dưới bất kỳ hình thức nào, dù là tình yêu, hợp tác hay cạnh tranh. Khi có yếu tố bên ngoài can thiệp vào hàng rào bảo vệ, họ có xu hướng lo sợ.
2. Luôn mong muốn bảo vệ sự riêng tư
Họ luôn bao phủ lên cuộc sống một lớp màn bí mật, bảo đảm mọi người xung quanh không biết quá nhiều về con người và cuộc sống của họ (họ cũng có biết nhiều về chính họ đâu). Họ thích học tập, giải trí và làm việc một mình (khiếp thật,… cư snhw tựu kỷ ấy nhỉ), họ không thích người khác xen vào việc cá nhân của mình. Nếu lỡ có ai đó xem vào cuộc sống của họ, họ sẽ cảm thấy rất khó ở, thậm chí còn coi lời hỏi thăm từ người khác là một sự quấy rầy…
3. Mong cầu bản thân hoàn toàn độc lập
Họ không thích và cũng không muốn bị ràng buộc, không muốn bị ảnh hưởngboiwr người khác và càng không thích phải chịu trách nhiệm. Họ rất nhạy cảm, sẵn sàng chống lại hay tránh né bất cứ điều gì liên quan tới trách nhiệm. Cho nên, đừng mong họ phải chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì dù họ có gây ra hay không.
Những người này luôn cảm thấy mình đặc biệt, nếu không được người khác đối xử đặc biệt, họ sẽ cảm thấy bị coi thường, dẫn đến tức giận.
Luôn có cảm giác ưu việt hơn người, nhưng theo thời gian đi kèm với những thất bại và những điều bất như ý, họ dần nhận ra rằng bản thân buộc phải tìm cách duy trì mối quan hệ với người khác. Lúc này nội tâm họ sẽ bị giằng xé.
Tóm lại
Người làm hài lòng người khác sẽ biết cách thiết lập mối quan hệ thân thiện, sống hòa đồng với người khác
Người có tính cách tách biệt sẽ thu về cho mình sự bình yên và gạt bỏ bớt đi những ồn ào bên ngoài.
Tuy nhiên, một khi những tính cách này trở nên cứng nhắc, bắt buộc hay thái quá, nó sẽ trở thành biểu hiện của bệnh lý và tạo ra những trở ngại có hại cho sức khỏe cá nhân, khiến bạn khó có được cuộc sống tinh thần lành mạnh.
Làm thế nào để hoá giải những xung đột nội tâm?
1. Tiến hành tự phân tích
Chúng ta chỉ có thể hy vọng làm chủ bản thân nếu chúng ta sẵn sàng chịu đau đớn.
Không có gì đáng ghen tị với sự bình yên giả tạo đạt được bởi một tâm trí u mê. Nó chỉ khiến con người dễ bị tổn thương và dễ bị ảnh hưởng.
Trải nghiệm xung đột có ý thức là một điều vô giá với cuộc đời bạn, có thể sẽ đau đớn nếu bạn làm như vậy, nhưng càng dũng cảm đương đầu với những xung đột của mình, tìm giải pháp cho chúng, thì bạn sẽ càng có được nhiều sự tự do và sức mạnh trong nội tâm.
Chỉ khi sẵn sàng đối diện trực tiếp với nỗi đau, nỗi đau mới được hóa giải.
Hãy phân tích tại sao những xung đột này lại nảy sinh?
Bạn đã thiết lập những cơ thế phòng thủ nội tâm nào?
Bạn đang cố gắng để trở thành một hình mẫu lý tưởng nào?
Bạn đang đeo trên mình chiếc mặt nạ nào?
Nhưng suy cho cùng, mục đích tồn tại của chúng ta không có gì ngoài việc trở thành con người thật của chính mình.
2. Khơi dậy tình yêu bên trong bạn
Khơi dậy những loại cảm xúc chứa đầy năng lượng yêu thương, tích cực đối với bản thân, với người khác và toàn bộ cuộc sống này. Đây là điều cốt lõi nhất của một tình yêu chân thành.
Khi có thể thành thật với bản thân, yêu thương tất cả những trải nghiệm trong tâm bạn, chân thành đối xử với người khác, bạn có thể cởi bỏ lớp mặt nạ.
Chỉ có yêu thương chân thành mới khiến cho tình cảm phát sinh một cách tự nhiên nhất. Khi đó, những cảm xúc không bị kìm kén sẽ tự động trở nên hoàn chỉnh và tự nhiên. Và rồi những xung đột dù lớn nhỏ thế nào cũng sẽ dễ dàng được gỡ bỏ và giải quyết.
Tới đây, tôi càng thấm thía được rằng tất cả những nỗi sợ trong đời đều bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết.
Tôi đã phải đối mặt với rất nhiều chuyện, chịu những nỗi đau tinh thần khốc liệt để rồi chọn con đường nghiên cứu tâm lý học và đến với triết học. Tôi biết minh fvaaxn đang hoàn thiện bản thân mỗi ngày, hành trình này còn rất dài, và trong khi tiến về phía trước, tôi cũng muốn giúp bạn tốt hơn, cùng nhau đi lên và phát triển.
Trên đời này chỉ có một con đường. Con đường đó không ai có thể đi ngoại trừ bạn. Nó dẫn đến đâu? Đừng hỏi, cứ đi đi.- nietzsche
Bạn sẽ đi cùng tôi chứ?
Người đồng hành tinh thần của bạn.
Yêu thương